Tết về quê ngoại

Má xếp lại mớ tiền lẻ cho ngay thẳng rồi dắt vào trong túi khéo léo dùng kim băng cài lại, một ít má sắp qua chỗ khác để gọn trong một cái hộp có ghi chữ “Ngoại” to đùng như sợ nhầm. Cái hộp ấy má thường hay để dành để khi nào được chút ít lại lặn lội về thăm ngoại, ngày đó má làm dâu xa xứ...

Tết nhứt gần kề, trán má hằn lên những vết nhăn, trăm thứ tiền bộn bề, Kha mon men trèo lên tấm phản ngồi cạnh má thỏ thẻ:

- Sao má không xin ba một ít về cho ngoại? Con thấy gần tới ngày dìa ngoại rồi mà ít hơn mấy tháng trước.

- Ba mày gần Tết cũng è lưng ra làm xài không đủ Tết, chuyện gia đình má, tuy vợ chồng nhưng bắt ổng cáng đáng cả gia đình mình đủ rồi má không muốn đèo bòng,

Kha làm như hiểu chuyện gục gặc đầu, nhà nó vốn cũng đâu khá giả gì. Ba nó đầu tắt mặt tối với cái ba gác chở cát suốt ngày, mấy bận gần Tết càng làm căng, người ta cứ như xây nhà mới đón Tết luôn hay sao mà cứ suốt đêm làm vẫn không đủ xây. Má nó có sạp rau bán ngoài chợ, nuôi nó ăn học, đôi khi chỉ dư dăm ba ngàn lẻ để dành, cứ mấy tháng lại về thăm ngoại một lần. Nhà ngoại ở tỉnh khác, cách chỗ Kha ở hơn hai tiếng đi xe đò, ngày đó má Kha theo ba về dinh cũng là lúc từ bỏ luôn miền quê lam lũ để lấy anh bộ đội vừa xuất ngũ về, từ đó chấp nhận phận lấy chồng xa xứ. Ba Kha cũng là người hiếu thuận với gia đình vợ, khi dư chút ít cũng gửi má, rồi cứ dăm tháng lại đèo má về thăm ngoại.

Tết  về quê ngoại

Kha thích nhất là ngày Tết, những lúc ấy nó được nghỉ học nên thể nào cũng ở ngoại có khi cả tuần, nhưng khi Kha học cao lên, kinh tế khó khăn hơn, ba nó làm nhiều hơn nên hầu như chỉ có má với nó đón xe đò về thăm ngoại để ba ở lại phố đi làm. Nhà ngoại đông anh chị em họ lại thường sàn sàn tuổi Kha nên những ngày Tết hay những ngày hè Kha thường được má cho về ngoại chơi với đám anh chị em họ này, có thể nói các gia đình dì cậu đều thân thiết với nhau, đám trẻ cũng như đám bạn thân thời niên thiếu.

Mỗi khi Tết về cả đám nít nôi hay kéo nhau ra vườn tắc của hai cậu để chơi, vườn tắc hai cậu rộng lắm, dễ đến mấy trăm cây. Nhà hai cậu của Kha quanh năm chủ yếu sống bằng nghề trồng tắc hoặc cúc, trước Tết thì lo dăm cành, chiết cây, Kha còn được nghe mấy cậu bày:

- Con trồng bằng hạt tắc sẽ không sống tốt được như chiết cành, khi chiết lựa cành khỏe, dai sống hơn mà còn bảo đảm sinh trưởng hơn.

Dĩ nhiên là Kha sẽ chẳng nhớ gì nhiều, thú vui của nó là cùng những anh chị em chạy nhảy đuổi bắt trong vườn. Những cây tắc được các cậu uốn một cách khéo léo tạo thành hình thù đẹp mắt hơn thì thường bán có giá cao hơn, còn những chậu tắc dễ cao hơn cả đầu Kha thường được các nhà mang về làm cảnh hơn, những chậu thấp lùn hoặc dị ít ai mua nếu bán không được sẽ được các cậu giữ lại chăm cho năm sau.

- Những cây mình trồng ra chúng cũng có sinh mạng, cậu không muốn bỏ bất kì cây nào cả.

Gần Tết, tắc trong vườn sẽ chia ra thành hai hướng, một hướng là đặt trước để các chủ vựa tự chất lên tải đi bán, hướng còn lại các cậu sẽ đi theo xe hàng chia ra các tỉnh lân cận bán, thường có khi hăm chín, Ba mươi Tết mới bán xong để về nhà. Và Tết năm nào các cậu cũng theo xe gửi một chậu về cho nhà Kha, có tắc trong nhà cứ như truyền thống, cảm thấy vừa gần gũi vừa an yên.

Nhà ngoại cũng thường tụ họp lại để làm đủ loại mứt trưng Tết chứ không mua mấy thứ đầy phẩm màu ngoài chợ. Dì cậu nhiều, mỗi người thường tự làm một món sau đó chia cho mỗi nhà để bảo đảm đa dạng, thường để nhà ăn chứ không đem bán. Má Kha làm mứt tắc rất ngon, má thường ra vườn để lấy những quả chín mọng vàng rụng trước để vừa có màu vàng tươi đẹp mắt, vừa đỡ phí trái rụng. Kha thường phụ má vôi bột lắng cặn và thậm chí còn khéo léo khứa trên thân tắc các đường để ngấm, còn tới công đoạn ngâm nước đường rồi nấu sôi cho sánh lại thì Kha chịu, có điều đến công đoạn thử thì thể nào Kha cũng có mặt, Nhà ngoại còn thường làm các món mứt lạ như mứt củ đậu hay mứt cà rốt tạo thành đủ màu đặc sắc trên mâm ngũ quả, cũng chủ yếu là cắt nhỏ, hong khô, ngâm đường và cho sánh lại nhờ nung, vừa miệng người trong nhà. Kha chết mê món mứt dừa non trắng trắng vàng vàng lại thơm của dì Bảy nên năm nào cũng xin ít mang về.

Hầu như ở nhà ngoại gì cũng tự làm, ít khi mua và những thứ tự làm thường ngon hơn rất nhiều. Ngay cả mâm ngũ quả trưng ngày Tết cũng chủ yếu là hái từ các cây từ các vườn nhà của các dì mỗi người mang tới một ít khá đầy đủ: Dưa hấu, mãng cầu, xoài, đu đủ, dừa…Tết ở nhà ngoại thường rất vui và đầy đủ, các gia đình thường tụ về vào đêm giao thừa để cùng đón Tết, từ trước Tết thì đã lo trang hoàng “nhà chính” là nhà ngoại và dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, cùng ăn Tết ở nhà ngoại sau đó mới kéo qua từng nhà chúc Tết. Dù sau này công việc có ngày càng bận rộn vẫn thường giữ gìn truyền thống đó, tôi vẫn luôn nghĩ đó là sự keo sơn truyền qua năm tháng. Kha vẫn nhớ mọi năm lúc nào ba Kha cũng là người khèo hái quả thanh long, ngoại hay bảo ba là chàng rể khéo.

Đột nhiên Ba mươi Tết, khi cả nhà tề tựu đông đủ, ngoài cửa rất khuya có tiếng xe đỗ xịch trước cổng, bóng dáng ba Kha bước vội vào cúi chào cả nhà rồi tiến về phía ngoại:

- Con tới muộn, con vừa xong việc chập chiều là thu xếp chạy về quê ngay.

Tết lúc nào cũng vậy, Tết là để sum họp mà.

Truyện ngắn của Lê Hứa Huyền Trân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.
Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Tin khác

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.
Xem thêm
Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Hội NCT huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...
Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc.
Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25km, có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi về giao thông, nằm trên đường quốc lộ 1A là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được biết đ
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động