Ngày xuân, nói chuyện cứu huyệt Trường xuân

Ai cũng không thể không già, lại càng không thể sống mãi. Người xưa có câu: “Sinh chi hữu trưởng, trưởng chi hữu lão, lão chi hữu tử, nhược tứ thời chi đại tạ hĩ”, ý nói người ta sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết tựa như sự xoay vần của bốn mùa vậy.

Nhưng, liệu con người có thể làm chậm quá trình lão hoá được không? Có thể kéo dài tuổi thọ được không? Câu trả lời được khẳng định là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phải làm như thế nào để sống khoẻ và sống lâu một cách có hiệu quả.

Thật khó có thể kể hết những quan niệm, biện pháp mà loài người đã lí giải và tìm ra nhằm đạt mục đích này. Đó là những biện pháp rất cũ, rất tự nhiên, rất dễ làm và cũng rất rẻ tiền, nhưng dường như chưa được mọi người chú ý đến. Như phương pháp dưỡng sinh trường thọ giản dị mà độc đáo của y học cổ truyền, trong đó có thể kể đến liệu pháp tác động lên những huyệt vị châm cứu nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ. Một trong những huyệt vị điển hình có công năng đó là Trường xuân huyệt

Trường xuân huyệt là gì?

Trường xuân huyệt, hay còn gọi là Trường thọ huyệt, Vô bệnh trường thọ huyệt, Hạ lăng, Quỷ tà..., chính là huyệt Túc tam lí thuộc đường kinh Túc dương minh vị. Huyệt này được xác định bằng 3 cách: (1) Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân (cách hay dùng nhất); (2) Huyệt ở chỗ trũng của hai gân, cách bờ dưới ngoài của xương bánh chè 3 tấc; (3) Gối gấp vuông góc, dùng bàn tay cùng bên ôm tự nhiên lấy đầu gối sao cho lòng bàn tay đặt vào xương bánh chè, các ngón tay duỗi thẳng, ngón trỏ đặt trên bờ trước xương ống chân, đầu ngón giữa ở đâu thì đó là huyệt.

Vị trí Trường xuân huyệt
Vị trí Trường xuân huyệt

Công dụng của Trường xuân huyệt ra sao?

Theo y thư cổ, Trường xuân huyệt có công năng điều lí tì vị, kiện vận tì dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hoà khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân; thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau gối, sưng gối, vận động khớp gối khó khăn (tác dụng tại chỗ), liệt bại chi dưới do di chứng trúng phong hay di chứng bại liệt, đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đau mắt...(tác dụng theo đường kinh), ăn không tiêu, sôi bụng, đầy hơi, táo bón, ỉa chảy, sốt, nâng cao sức đề kháng... (tác dụng toàn thân).

Y thư cổ có câu: “Đỗ phúc Tam lí lưu”, ý muốn nói cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lí đường tiêu hoá hay “Nhược yêu trường thọ, Tam lí thường cứu” (muốn trường thọ thì phải cứu huyệt Túc tam lí thường xuyên). Người Nhật lưu truyền câu: “Nhược yếu an, Tam lí mạc yếu can” hay “Nhược yếu lão nhân an, Tam lí thường bất can”, nghĩa là muốn khoẻ mạnh và sống lâu thì huyệt Túc tam lí không được để cho khô, ý muốn nói là phải cứu bỏng huyệt vị này liên tục. Chính vì vậy mà Túc tam lý còn được gọi là Trường thọ huyệt, Trường xuân huyệt hay Vô bệnh trường thọ huyệt.

Kết quả nghiên cứu ứng dụng lâm sàng hiện đại cho thấy, Túc tam lí là một trong những huyệt vị thông dụng và hiệu quả nhất. Các nhà y học Trung Quốc đã chứng minh: Chỉ cần dùng tác động lên một mình huyệt Túc tam lí (đơn huyệt liệu pháp) bằng các phương thức khác nhau cũng có thể chữa được các bệnh lí như cảm mạo, viêm amydal cấp, chứng nhũ nga, viêm phế quản trẻ em, hen phế quản, hội chứng Ménière, cao huyết áp, hội chứng rối loạn lipid máu, chứng chán ăn, hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột, viêm loét dạ dày mạn tính, ỉa chảy, cơn đau bụng cấp do co thắt dạ dày ruột, viêm ruột cấp tính, nấc, chứng giảm bạch cầu sau hoá trị liệu ung thư, rối loạn chức năng dạ dày do hoá trị liệu, phản ứng nôn nhiều do hoá trị liệu, sốt kéo dài do ung thư đường tiêu hoá trên, bong gân mắt cá ngoài, vẹo cổ cấp tính, cơn đau do sỏi ống dẫn trứng, cơn đau quặn mật và quặn thận, bí đái, phản ứng phụ trong thủ thuật soi dạ dày, chứng co thắt môn vị và hành tá tràng khi soi dạ dày...

Cơ chế tác dụng của Trường xuân huyệt như thế nào?

Theo học thuyết Tạng Phủ của y học cổ truyền, Vị có chức năng thu nhận và tiêu hoá thức ăn, Tì có chức năng hấp thu và phân bố các chất dinh dưỡng và tân dịch. Quá trình tiêu hoá, hấp thu đồ ăn thức uống và phân bố các chất dinh dưỡng (cổ nhân gọi là các chất tinh vi) trong nhân thể là nhờ ở sự hợp tác của cả hai tạng Tì và Vị. Nếu công năng của Tì, Vị thịnh vượng thì quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn mới hoàn thành, cơ thể mới có đủ các vật chất dinh dưỡng để tạo ra khí, huyết, tinh và tân dịch, hoạt động của các tạng phủ, kinh lạc... mới diễn ra bình thường, từ đó công năng sinh lí được duy trì, cơ thể nhờ vậy mà khoẻ mạnh và trường thọ. Trường xuân là chủ huyệt của đường kinh Túc dương minh Vị, giữa Vị và Tì lại có quan hệ hết sức mật thiết (cổ nhân gọi là quan hệ biểu - lí). Vậy nên, khi tác động đúng cách lên huyệt vị này thì sẽ giúp cho Tì và Vị đều khoẻ mạnh và hoàn thành tốt chức năng của mình, từ đó mà đạt được mục đích trường thọ, trường xuân.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, Trường xuân huyệt có tác dụng rất phong phú: Làm giãn cơ trơn và cắt cơn hen phế quản; hạ huyết áp và làm nhịp tim chậm lại, giảm chỉ số tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim; điều chỉnh rối loạn lipid máu (giảm cholesterol và triglycerid, tăng lipoprotein có tỉ trọng cao và HDL-C), làm hạ đường huyết; tăng tính lưu động của màng hồng cầu và tăng nồng độ cAMP trong huyết tương; làm giảm nhu động ruột và chống co thắt đường tiêu hoá; nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống miễn dịch và các tuyến nội tiết; phòng chống tích cực các phản ứng phụ của hoá, xạ trị liệu, kéo dài thời gian và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư...

Như vậy, có thể thấy, Trường xuân huyệt có tác dụng cường thân kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động.

Cách thức tác động lên Trường xuân huyệt ra sao?

Có nhiều cách để tác động lên Trường xuân huyệt như day bấm, châm, cứu, thuỷ châm, laser châm, điện châm, từ châm, điện - từ châm, trong đó thông dụng và đơn giản nhất là tự day bấm và cứu bằng điếu ngải.

Tự day bấm là dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong khoảng 1 - 2 phút với một lực vừa phải sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ và lan xuống bàn chân là được, mỗi ngày làm 2 lần vào lúc ngủ dậy buổi sáng và trước khi ngủ tối.

Cứu huyệt là phương pháp dùng sức nóng tác động lên huyệt vị để điều hoà âm dương khí huyết, ôn thông kinh lạc, phù chính khu tà nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ).

Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cách chế: lấy lá ngải cứu phơi khô trong bóng râm rồi đem vò hay giã nát để loại bỏ cuống và gân lá, sản phẩm thu được có màu vàng nhạt, mềm mại, sờ mịn như nhung nên gọi là ngải nhung. Sau đó dùng giấy mỏng (giấy bản hoặc giấy cuốn thuốc lá) cắt thành miếng dài 20 cm, rộng 4 cm, rải ngải nhung lên, cuốn thành điếu tròn như điếu thuốc lá to, gọi là điếu ngải hoặc dùng 3 ngón tay nhúm một ít ngải nhung đặt lên khay men, ép thành hình chóp nón, to bằng từ hạt đỗ đến hơn hạt ngô to, gọi là mồi ngải. Hiện nay, người ta thường dùng điếu ngải hơn mồi ngải, có thể mua điếu ngải chế sẵn tại các hiệu thuốc đông y.

Có 3 cách cứu điếu ngải: (1) Đốt điếu ngải rồi hơ trên huyệt, cách da chừng 2cm, khi thấy nóng thì để cách xa dần, đến mức thấy nóng ấm, dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi thấy da hồng lên là được, cứu mỗi huyệt chừng 10 - 15 phút; (2) Đặt điếu ngải cách da một khoảng đủ thấy nóng ấm rồi từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp đến rộng, khi cảm thấy nóng đều vùng định cứu là được, cứu trong 20 - 30 phút; (3) Đưa đầu điếu ngải lại gần sát da cho có cảm giác nóng rát rồi lại kéo ra xa, làm như thế nhiều lần như chim sẻ mổ thóc, thường cứu trong 2 - 5 phút.

ThS. BS. Hoàng Khánh Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng, có thể sẽ khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng có đến 1/3 số người đã bị đột qụy trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua...
Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.
Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lí hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD...
Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt, nơi chúng có thể không gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khi một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể cần điều trị tối thiểu hoặc thậm chí không cần điều trị, thì các loại khác lại phát triển mạnh và có thể lây lan nhanh chóng…

Tin khác

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo
Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.

Nhận biết các dấu hiệu sớm của đột qụy

Nhận biết các dấu hiệu sớm của đột qụy
Đột qụy não là bệnh lí cấp tính, có thể xảy ra bất kì lúc nào và không có dấu hiệu báo trước. TS.BS Trần Song Giang, Trưởng Đơn vị C9, Viện Tim mạch Việt Nam có những chia sẻ giúp độc giả hiểu thêm về tầm quan trọng của vấn đề này…

Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?

Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?
Phình mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, tiến triển thầm lặng. Đây là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu. Khi vỡ, gây nên chảy máu dưới nhện là một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề và tỉ lệ tử vong rất cao...

Lợi ích của việc uống trà chanh gừng

Lợi ích của việc uống trà chanh gừng
Trà chanh gừng là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích bạn cần biết...

Bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện 108 trong cuộc đại phẫu chiều 30 Tết đã được ra viện

Bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện 108 trong cuộc đại phẫu chiều 30 Tết đã được ra viện
Sau đúng 4 tuần được ghép tim từ người hiến chết não, bệnh nhân N.V.M (53 tuổi, Lạng Sơn) đã bình phục sức khỏe tốt và được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TTWQĐ 108) chúc mừng ra viện. Đây là bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện TWQĐ 108.

Không gian văn hoá của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường trong “Lễ kỷ niệm 370 năm truyền thống”

Không gian văn hoá của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường trong “Lễ kỷ niệm 370 năm truyền thống”
Không gian văn hóa Thọ Xuân Đường nơi lưu giữ nhiều giá trị quý báu của dòng họ Phùng Thọ Am. Trong "Lễ Kỷ niệm 370 năm truyền thống Thọ Xuân Đường" không gian văn hóa đã thu hút rất nhiều đại biểu, khách quý quan tâm - Đây là chiều dài truyền thống làm thuốc cứu người được lịch sử lưu lại cho tới mai sau.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 909/SYT-NVY về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.

Đột qụy ở người già có bệnh lí nền cần phát hiện sớm và phòng ngừa

Đột qụy ở người già có bệnh lí nền cần phát hiện sớm và phòng ngừa
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột qụy. Tuy nhiên, đột qụy không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Bằng cách xác định và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, người già sẽ có cơ hội giảm tỉ lệ mắc và tử vong do đột qụy gây ra…

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 23/2 - 1/3.

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 320 triệu đồng.

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Sau 43 ngày được các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện can thiệp động mạch vành, chăm sóc và điều trị tích cực, bệnh nhân N.T.P, 101 tuổi, ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn động mạch vành đã hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện trở về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình và niềm tự hào của các y, bác sỹ.

Protein nạc lành mạnh nên ăn thường xuyên

Protein nạc lành mạnh nên ăn thường xuyên
Protein nạc là nguồn thực phẩm với hàm lượng chất béo thấp, ít calo nhưng cung cấp lượng protein cao cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, giúp phát triển cơ bắp và kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng tầm toàn diện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng tầm toàn diện
Được tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng trang sắm thiết bị y tế hiện đại, từ ngày 1/5/2023, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về cơ sở mới khang trang, bề thế, hiện đại (đường Tôn Thất Tùng, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên)…

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí quyết nho nhỏ…

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.
Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệ
Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động