Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao  

Trong bản kiến nghị dài 6 trang, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội nêu rõ: “Đề nghị đồng chí Chánh án TAND tối cao xem xét, chỉ đạo xử lý nghiêm theo pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho Đại biểu Quốc hội, tránh tình trạng “đâm lao theo lao”, thấy dưới sai nhưng trên vẫn bao che, để tiếp tục vi phạm Hiến pháp và pháp luật, đi ngược tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, các chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật”.

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên bản án lộ rõ dấu hiệu oan sai, bị huỷ

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Kiến nghị của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: Hoàng Hải

8 thân phận vào vòng tố tụng

8 bị cáo chia làm hai nhóm, trong đó nhóm doanh nghiệp bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999, gồm Nguyễn Hữu Lộc, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Aquafeed Cửu Long (Công ty Aquafeed) và Công ty CP Công nghiệp Thủy sản; ông Trần Vũ Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Aquafeed và Chủ tịch HĐQT Công ty CP Biển Tây; ông Nguyễn Hồng Nam và ông Đỗ Thái Hòa, TGĐ và Phó TGĐ Công ty Aquafeed; bà Bùi Thị Tuyết Mai, TGĐ Công ty CP Công nghiệp Thủy sản.

Nhóm cán bộ Agribank - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Agribank Trà Vinh) bị truy tố tội “Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999, gồm ông Nguyễn Văn Trực, Phó GĐ phụ trách; ông Nguyễn Quốc Hoàn và ông Cao Văn Phong, Trưởng và Phó phòng Tín dụng.

Theo Bản án sơ thẩm số 01/2018/HS-ST ngày 9/2/2018 của TAND tỉnh Trà Vinh, Công ty Aquafeed được thành lập năm 2007, chuyên về thức ăn thủy sản, có vốn điều lệ 15 tỉ đồng; đến năm 2008, tăng lên 50 tỉ đồng. Có hai cổ đông góp vốn nhiều nhất là Công ty Công nghiệp Thủy sản và Công ty Biển Tây.

Từ ngày 30/6/2010 đến ngày 29/12/2011, Công ty Aquafeed, do ông Nguyễn Hữu Lộc (Chủ tịch HĐQT) và ông Trần Vũ Dũng (thành viên HĐQT), điều hành ông Đỗ Thái Hòa, ông Nguyễn Hồng Nam làm đại diện Aquafeed, ký nhiều Hợp đồng mua bán hàng hóa “khống” với Công ty Công nghiệp Thủy sản và Công ty Biển Tây.

Aquafeed sử dụng 50 hóa đơn khống làm chứng từ để Agriabank Trà Vinh giải ngân theo Hợp đồng tín dụng số 01AQ/HĐTD ngày 1/3/2011 (HĐTD số 01). Từ đây, Aquafeed chuyển cho Công ty Công nghiệp Thủy sản hơn 28,07 tỷ đồng và Công ty Biển Tây 26,1 tỷ đồng để hai bị cáo Lộc và Dũng chiếm đoạt.

Vụ án kéo dài đến 6 năm (Cơ quan điều tra khởi tố vụ án ngày 31/12/2012), với 5 lần trả hồ sơ, 3 lần hoãn phiên toà… Cuối cùng, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Trà Vinh do thẩm phán Nguyễn Văn Thành làm chủ tọa phiên tòa, tuyên phạt các bị cáo: Lộc 14 năm tù, Hòa 12 năm tù, Nam 10 năm tù, Mai 10 năm tù và Dũng 7 năm tù; ba bị cáo là cán bộ của Agriabank-Chi nhánh Trà Vinh mỗi người bị phạt 5 năm tù.

Đồng loạt kháng cáo…

Trong số 8 bị cáo, có đến 7 kháng cáo kêu oan, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên bố không phạm tội. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 11/12/2018, sau khi xem xét toàn diện các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như quá trình tranh tụng công khai, TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, khẳng định: “Trong vụ án này, Agribank-Chi nhánh Trà Vinh không bị thiệt hại vì tài sản thế chấp đủ để trả nợ trong trường hợp Aquafeed phá sản và hành vi của các bị cáo Lộc, Hòa, Nam, Mai và Dũng chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên hành vi của các bị cáo Trực, Hoàn, Phong chưa cấu thành tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” như cấp sơ thẩm đã quy kết”.

Tòa phúc thẩm nhận định: HĐTD số 01 giữa Aquafeed với Agribank-Chi nhánh Trà Vinh là Hợp đồng vay vốn hạn mức 100 tỷ đồng. Tổng cộng giá trị tài sản thế chấp là 136,2 tỷ đồng, đảm bảo đủ để thực hiện nghĩa vụ vay. Quá trình thực hiện hợp đồng, bên vay không vi phạm, tài sản thế chấp không thay đổi, khoản vay chưa đến hạn trả nợ nên ngân hàng chưa thiệt hại. Điều này có nghĩa là quan hệ dân sự trong HĐTD số 01 đang tồn tại và bản chất của nó là quan hệ dân sự.

Cũng theo nhận định tòa phúc thẩm: Aquafeed đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh như hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại nhập từ Mỹ, Châu Âu, có phòng thí nghiệm, vùng nuôi, bến cảng giao nhận hàng, trung tâm thuốc thú y, đạt các chứng chỉ quốc tế như ISO, HACCP… thể hiện phương án đầu tư lâu dài, bền vững. Số tiền hơn 54,17 tỷ đồng Agribank giải ngân nằm trong hạn mức tín dụng nên Aquafeed sử dụng số tiền này để chi trả tiền mua, bán nguyên liệu thông qua thanh khoản ngân hàng, tạo dòng tiền cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và nhà máy hoạt động sản xuất thức ăn bán cho các hộ dân nuôi cá để hình thành, tạo nguồn nguyên liệu mới. Đây cũng chính là tài sản được hình thành từ vùng nuôi đã được xác lập là mối quan hệ tài sản thế chấp được quy định tại Điều 1 của Hợp đồng thế chấp.

Cấp sơ thẩm nhận định hành vi “gian dối” liên quan đến mua bán hợp đồng “khống” không có hàng hóa giữa Aquafeed với hai doanh nghiệp là không có căn cứ vững chắc. Việc mua bán là phù hợp với chức năng kinh doanh và đều có hàng trên thực tế, có xuất hóa đơn GTGT, có khai báo và đóng thuế theo quy định pháp luật.

Xét về hành vi “chiếm đoạt”: Aquafeed là một pháp nhân ký hợp đồng vay nhưng trong quá trình xử lý vụ án cấp sơ thẩm lại quy kết trách nhiệm đối với những cá nhân mặc dù họ không tham gia ký kết hợp đồng vay. Đồng thời cũng không chứng minh được bị cáo nào chiếm đoạt và chiếm đoạt bao nhiêu trong số tiền 54,17 tỷ đồng là chưa thỏa mãn dấu hiệu chiếm đoạt.

Qua phân tích HĐTD số 01 nêu trên, Tòa phúc thẩm xác định, đây là quan hệ dân sự nên không có hành vi gian dối và cùng không có hành vi chiếm đoạt, không có thiệt hại thực tế xảy ra. Cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về nhóm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là chưa có căn cứ.

Đối với nhóm bị cáo ngân hàng, Tòa phúc thẩm nhận định: HĐTD số 01 là hợp đồng vay có thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp lớn hơn tài sản vay như phân tích ở nội dung trên nên được xem là hợp pháp. Thực hiện hợp đồng vay, Aqufeed trả nợ rất tốt, quá trình thẩm định được xếp loại A. Các tài liệu gửi cho Agribank để thẩm định hạn mức tín dụng 100 tỷ đều hợp lệ, hợp pháp, chứng minh đủ điều kiện vay. Mặt khác, như phân tích ở phần trên, Agribank không bị thiệt hại 54,17 tỷ đồng như đã quy kết.

Từ nhận định trên, với Bản án hình sự phúc thẩm số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 01/2018/HSST ngày 9/2/2018 của TAND tỉnh Trà Vinh; giao hồ sơ vụ án cho Viện KSND tỉnh Trà Vinh điều tra xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Bản kiến nghị tâm huyết của Đại biểu Quốc hội

Sau hơn một năm chờ vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2, trong tháng 3/2020, một số bị cáo bất ngờ nhận được Quyết định số 11/2019/KN-HS đề ngày 9/12/2019 của Chánh án TAND Tối cao kháng nghị đối với Bản án số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018 của TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ Bản án phúc thẩm số 691, để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.

Ngày 30/3/2020, nhóm 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo thuộc Công ty Aquafeed Cửu Long có đơn gửi các cơ quan chức năng, kiến nghị rút Quyết định kháng nghị số 11/2019/KN-HS vì có nhiều bất thường.

Ngày 10/4/2020, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, ký bản kiến nghị gửi Chánh án TAND Tối cao, nêu rõ: Đơn kiến nghị của các luật sư kèm theo 4 tập tài liệu, cho rằng Quyết định kháng nghị số 11/2019/KN-HS chưa phản ánh đúng bản chất của vụ án, có dấu hiệu bênh vực Bản án sơ thẩm có nhiều sai sót và lộ rõ định hướng buộc tội mặc dù không có căn cứ pháp lý. Sau khi nghiên cứu tài liệu do các luật sư, bị cáo cung cấp, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nêu một số vấn đề để Chánh án TAND Tối cao xem xét:

Thứ nhất, quá trình điều tra và hồ sơ vụ án cho thấy rất rõ không bị cáo nào có hành vi chiếm đoạt tài sản, ngược lại, có đầy đủ bằng chứng, xác nhận về mặt pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền chứng minh cho sự vô tội của các bị cáo.

Thứ hai, Quyết định kháng nghị số 11/2019/KN-HS có dấu hiệu rõ ràng bênh vực và gần như đã sao chép lại Bản án sơ thẩm số 01/2018/HS-ST ngày 9/2/2018, không xem xét kỹ lưỡng các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Đặc biệt, có những sai sót nghiêm trọng trong việc tổng hợp số liệu, mang tính quy chụp để kết tội các bị cáo trong Bản án sơ thẩm cũng được Quyết định kháng nghị số 11/2019/KN-HS sao chép, sai theo (!).

Thứ ba, quan hệ tín dụng giữa Công ty Aquafeed và Agribank-Chi nhánh Trà Vinh từ nhiều năm, vay theo hạn mức tín dụng có tài sản đảm bảo vốn vay 100% thông qua 3 Hợp đồng thế chấp tài sản, từ lúc thành lập cho đến trước khi khởi tố vụ án có vay, có trả sòng phẳng chưa lần nào bị chế tài tín dụng. Và Ngân hàng không thiệt hại khi cho Aquafeed vay vốn đối với các Hợp đồng kinh tế. Hồ sơ vụ án thể hiện rõ, Aquafeed đã trả cho Agribank -Chi nhánhTrà Vinh hơn 67,7 tỷ đồng ngay khi nhận được tiền bán hàng từ Công ty Dũng Liêm (gần 76 tỷ đồng), và chỉ vay lại 54,17 tỷ, vậy sao gọi là lừa đảo ngân hàng?

Thứ tư, vụ án bộc lộ dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Cụ thể: Diễn biến và ghi chép tại Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm, có thể thấy chính các cơ quan tố tụng đã chứng minh rất rõ là các bị cáo không chiếm đoạt tài sản. Nhưng Bản án sơ thẩm và Quyết định kháng nghị lại quy buộc cho các bị cáo tội “Lừa đảo” là có dấu hiệu xử oan người vô tội. Đối với các chứng cứ dùng buộc tội các bị cáo, ngoài báo cáo tài chính bị làm giả có dấu hiệu tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, các chứng cứ khác đều không đủ cơ sở vững chắc để buộc tội.

Ngoài ra, các luật sư, bị cáo cũng cho rằng, Quyết định kháng nghị số 11/2019 đã hết thời hạn theo Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, vì từ lúc Bản án phúc thẩm có hiệu lực đến ngày nhận được Quyết định kháng nghị (gửi theo dấu bưu điện) đã gần 1 năm 3 tháng, thậm chí có bị cáo chưa nhận.

Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Xét thấy đây là vụ án có nhiều sai phạm nghiêm trọng cả trong điều tra - truy tố - xét xử - kháng nghị, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại quyền con người, quyền công dân, quyền lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp, không những trái pháp luật mà còn không hợp đạo lý. Tôi đề nghị đồng chí Chánh án TAND Tối cao xem xét chỉ đạo xử lý nghiêm theo pháp luật…”

Kỳ án ở Trà Vinh: Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao

Luật sư Trần Hải Đức (ngồi đầu, bên trái) tại phiên tòa phúc thẩm

Ý kiến luật sư

Luật sư Trần Hải Đức, Văn phòng luật sư Trần Hải Đức, TP Hồ Chí Minh, đại diện nhóm Luật sư Kiến nghị, lên tiếng: Các luật sư rất trăn trở vì dấu hiệu oan sai trong vụ án này rất rõ. Chính thẩm phán chủ tọa và Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố cấp sơ thẩm đều khẳng định “các bị cáo không chiếm đoạt một cắc bạc nào!”, không có chiếm đoạt thì làm sao cấu thành tội lừa đảo? Vậy mà HĐXX vẫn tuyên các bị cáo có tội với mức án rất nặng! Rất may mắn, TAND Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định không có căn cứ buộc tội và quyết định hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại, tránh oan sai.

Niềm tin vào công lý bị lung lay, khi TAND Tối cao lại ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm, dựa trên những lập luận phi lý của Bản án sơ thẩm! Các bị cáo tiếp tục hành trình kêu oan… Tiếng kêu đó đã được Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng lắng nghe và lên tiếng mạnh mẽ. Mong rằng đơn kêu oan của các bị cáo và kiến nghị “thấu tình đạt lý” của ông Lưu Bình Nhưỡng sẽ được các cấp có thẩm quyền cứu xét, để công lý được thực thi nhằm bảo vệ pháp chế XHCN, đem lại niềm tin cho Nhân dân ...

Mai Thân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nguyện vọng có chỗ ở của cụ bà 92 tuổi

Nguyện vọng có chỗ ở của cụ bà 92 tuổi

Cụ Nguyễn Thị Trang, 92 tuổi, thường trú tại tổ 8 phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội có đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim Xuyến gửi TAND quận Long Biên xem xét về việc đòi quyền sử dụng đất và hủy GCNQSDĐ do vợ chồng cụ cho mượn, nhưng bà Xuyến lại tự ý đăng kí cấp GCNQSDĐ mang tên bà...
Người cao tuổi đề nghị xác minh làm rõ Sổ đỏ có dấu hiệu khuất tất

Người cao tuổi đề nghị xác minh làm rõ Sổ đỏ có dấu hiệu khuất tất

Bất ngờ, ông Lê Văn Ba, 72 tuổi, được đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) ngày 26/8/2022 có sơ đồ thể hiện có tiếp giáp hẻm công cộng (TAND huyện Gò Công Đông cung cấp chứng cứ của bị đơn - Chủ tịch UBND thị trấn Vàm Láng).
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Sáng 14/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn.
Đến cơ quan điều tra, người cao tuổi mới biết... bị UBND quận thu hồi sổ đỏ!?

Đến cơ quan điều tra, người cao tuổi mới biết... bị UBND quận thu hồi sổ đỏ!?

“Nhận chuyển nhượng một thửa đất tại Tân Phong, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội bằng giấy viết tay từ năm 2003. Sau đó tiến hành xây nhà kiên cố để ở, mà không bị ai ngăn chặn.
Vụ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt: Lợi ích của nhà đầu tư được giải quyết như thế nào?

Vụ Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt: Lợi ích của nhà đầu tư được giải quyết như thế nào?

Nhiều người cao tuổi là khách hàng của Tập đoàn Phúc Sơn đặt câu hỏi, khi họ đã mua nhà, đất tại dự án của Tập đoàn này sẽ được giải quyết quyền lợi ra sao?...

Tin khác

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển
Ngày 11/3/2024, UBND TP Sầm Sơn đã thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất, đối với 11 hộ dân có đất phải thu hồi, để phục vụ Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan đô thị TP Sầm Sơn

Vì sao không truy cứu hình sự đối với hành vi mang 5,2 triệu USD đi hối lộ?

Vì sao không truy cứu hình sự đối với hành vi mang 5,2 triệu USD đi hối lộ?
Ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc ngân hàng SCB bị cáo buộc trực tiếp mang 5,2 triệu USD đi hối lộ Cục trưởng Cục II - Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước để “bịt” sai phạm, nhưng đã được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi này...

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Phan Văn Hoa, 65 tuổi, phản ánh việc Chủ đầu tư là Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng, ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, không thực hiện đúng văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.

Cần xem xét cấp sổ đỏ cho gia đình người cao tuổi về thửa đất đã sử dụng ổn định 30 năm, không tranh chấp với ai

Cần xem xét cấp sổ đỏ cho gia đình người cao tuổi về thửa đất đã sử dụng ổn định 30 năm, không tranh chấp với ai
Luật Đất đai càng sửa đổi, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) càng thuận lợi. Luật Đất đai năm 2003 quy định trước ngày 15/10/1993, Luật Đất đai năm 2013 quy định trước ngày 1/7/2014, đất không tranh chấp được xem xét cấp sổ đỏ. Thế nhưng, khi bà Võ Thị Hương, 69 tuổi, làm thủ tục đăng kí cấp sổ đỏ gửi UBND phường Quảng Thuận, thì bị từ chối, mặc dù đất này bà Hương nhận chuyển nhượng đã 31 năm, sử dụng ổn định, không tranh chấp với ai…

Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam

Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam
Mới đay, Bộ Công an đã có thông báo về 2 tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam.

Nhiều căn cứ để người cao tuổi đề nghị được xem xét vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm

Nhiều căn cứ để người cao tuổi đề nghị được xem xét vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm
Không đồng tình với bản án sơ thẩm số: 01/2023/DS-ST ngày 10/1/2023 của TAND TP Cẩm Phả và Bản án phúc thẩm số: 75/2023/DC-PT ngày 15/11/2023 của TAND tỉnh Quảng Ninh, bà Lê Thị Dung, 74 tuổi, ở khu 5A, phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có đơn gửi TAND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị được xem xét vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm...

Đề nghị TAND Cấp cao xem xét khách quan, đúng pháp luật những kiến nghị của người cao tuổi

Đề nghị TAND Cấp cao xem xét khách quan, đúng pháp luật những kiến nghị của người cao tuổi
Bà Nguyễn Thị Bảy, 65 tuổi, ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội là bị đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” cho rằng, phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm chưa xem xét khách quan toàn bộ hồ sơ vụ án, dẫn đến việc người khởi kiện sử dụng “giấy tờ mới” lại được chấp nhận, còn quyền lợi là nhà, đất sử dụng, quản lí hơn 40 năm của bà lại không được xem xét...

Cần xem xét, đính chính, chỉnh lí hồ sơ địa chính để trả lại tên chủ sử dụng đất

Cần xem xét, đính chính, chỉnh lí hồ sơ địa chính để trả lại tên chủ sử dụng đất
Có thửa đất hơn 500m2 đứng tên cụ Phạm Văn Hồng trong hồ sơ địa chính lập từ năm 1986, gia đình vẫn sử dụng không tranh chấp với ai. Tình cờ gia đình phát hiện tại Phiếu xác nhận kết quả đo đạc địa chính lập năm 2018, phần chủ sử dụng đất lại mang tên người khác và cũng chính người đó kí nhận vào phiếu này. Gia đình có nhiều đơn đề nghị đính chính, chỉnh lí lại hồ sơ địa chính để trả lại tên người sử dụng đất là cụ Phạm Văn Hồng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…

Bản án có hiệu lực pháp luật, người cao tuổi mong mỏi được thi hành án(!)

Bản án có hiệu lực pháp luật, người cao tuổi mong mỏi được thi hành án(!)
Ông Nguyễn Bằng, 74 tuổi, ở khu phố 4, phường Phước Hưng, TP Bà Rịa có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi phản ánh việc Chủ tịch UBND TP Bà Rịa không chịu thi hành Bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh cũng như Quyết định buộc thi hành án hành chính số: 37/2023/QĐ-THA ngày 15/11/2023 của Chánh án TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Phán quyết của Tòa và nỗi lòng người cao tuổi

Phán quyết của Tòa và nỗi lòng người cao tuổi
Ông Ngô Văn Ân, 61 tuổi và vợ là bà Trương Thị Luyền, ở thôn Tân Hải, xã Hải Ninh có đơn gửi Tạp chí Người cao tuổi kêu cứu về việc TAND tỉnh Quảng Bình, cùng TAND Cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết vụ “Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)”, xét xử và ban hành các bản án thiếu khách quan, không đúng thực tế, khiến gia đình ông bà có nguy cơ mất quyền sử dụng gần 1.800m2 đất…

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Xuân Quảng, 65 tuổi, phản ánh việc: Dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, Chủ đầu tư là Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai, có nhiều dấu hiệu trái pháp luật về quản lí đất đai, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi vừa nhận được đơn và ảnh của ông Trần Trọng Lâm, 72 tuổi; ông Nguyễn Linh, 76 tuổi; cùng nhiều người dân ở xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai; phản ánh về tình trạng khai thác đất sét để sản xuất gạch có dấu hiệu trái phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sản xuất và cuộc sống của người dân trên địa bàn và hủy hoại nguồn tài nguyên đất đai.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Bà Lê Ngọc Đào, 66 tuổi, có đơn gửi cơ quan chức năng về việc quyền sử dụng đất hợp pháp của bà bị xâm hại do thực hiện dự án ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, do chủ đầu tư là Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai; đề nghị được tổ chức một cuộc thanh tra toàn diện về thực hiện dự án này.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn tố giác của nhiều người cùng tham gia tổ chức chơi họ (trong đó có nhiều người cao tuổi), trú tại khu phố 4, thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phản ánh, họ là nạn nhân của vụ việc có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động hùn họ với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng; đồng thời mong muốn các cơ quan có thẩm quyền công khai các vụ việc, để nhắc nhở, cảnh báo cho mọi người, trong đó có người cao tuổi biết quy định về họ, hụi, biêu, phường, để phòng tránh.

Những điều người cao tuổi cần biết khi tham gia giao dịch nhà chung cư chỉ có hợp đồng mua bán

Những điều người cao tuổi cần biết khi tham gia giao dịch nhà chung cư chỉ có hợp đồng mua bán
Khi giao dịch nhà chung cư chỉ có hợp đồng mua bán sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng. Người cao tuổi cần biết những trường hợp rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện loại giao dịch này…
Xem thêm
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn thừa nhận chỉnh sửa Kết luận thanh tra

Sáng 14/3, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần luật sư thẩm vấn.
Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam

Bộ Công an công bố 2 tổ chức khủng bố đang hoạt động ở Việt Nam

Mới đay, Bộ Công an đã có thông báo về 2 tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam.
Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong Luật Đất đai sửa đổi năm 2024

Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong Luật Đất đai sửa đổi năm 2024

Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, có nhiều điểm mới người dân cần biết. Theo đó, Luật quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng…
Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Một ngày cuối năm 2023, tôi có dịp về quê. Khi ra nghĩa trang để thắp hương cho ông bà tiên tổ, tôi vô cùng bất ngờ bởi chỉ sau có mấy năm khu nghĩa trang của xã tôi không chỉ được mở rộng khá nhiều, mà các phần mộ đều được xây dựng to, đẹp khang trang.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được văn bản của Luật sư Nguyễn Công Tá, Giám đốc Công ty Luật TNHH Khôi Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đơn vị được mời tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân là người cao tuổi ở khu tập thể 7B (nay là số 20 Trần Phú), phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền kiến nghị về cách làm việc của ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

Theo phản ánh của Nhân dân trong đó có NCT, cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tuyến đường được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam thuộc địa phận phường Quang Hanh, một doanh nghiệp nhiều tháng nay đang triển khai lấp vịnh Bái Tử Long để xây dựng khu đô thị làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan không những của vịnh Bái Tử Long và cả vịnh Hạ Long...
TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

TP Sầm Sơn (Thanh Hóa): Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất 11 hộ dân thuộc Dự án Quảng trường biển

UBND thành phố Sầm Sơn đã thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất, đối với 11 hộ dân có đất phải thu hồi, để phục vụ Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan đô thị thành phố Sầm Sơn
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Phan Văn Hoa, 65 tuổi, phản ánh việc Chủ đầu tư là Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai thực hiện Dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng, ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, không thực hiện đúng văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Xuân Quảng, 65 tuổi, phản ánh việc: Dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng ở xã Long Hưng, huyện Long Thành (nay thuộc TP Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, Chủ đầu tư là Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai, có nhiều dấu hiệu trái pháp luật về quản lí đất đai, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp của gia đình ông.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận “Đơn cầu cứu” của ông Nguyễn Quốc Tùng, 62 tuổi, ở phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Mộng Thi, 61 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, phản ánh có dấu hiệu làm trái trong việc Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn/đưa người Việt Nam sang nước ngoài; dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện và Dịch vụ môi giới giới thiệu việc làm tại Canada.
Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uy
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất do người chết để lại không có di chúc

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất do người chết để lại không có di chúc

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng tử của con trai ông; Giấy tờ tùy thân của những người hưởng di sản; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản…
Phiên bản di động