Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Năm 1954, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiều cán bộ, chiến sĩ, cơ sở cách mạng ở tỉnh Khánh Hòa đã đến Quy nhơn, tỉnh Bình Định để xuống tàu biển ra Bắc tập kết, nhưng rồi một số người trong họ phải quay trở lại để xây dựng lực lượng phục vụ yêu cầu kháng chiến lâu dài! Trong số đó có chàng thanh niên vừa tròn 18 tuổi. Đó là ông Trần Đình Mười…

Kì I: Trần Đình Mười - những năm tháng hào hùng

Ông Trần Đình Mười, sinh 1936, ở thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa (nay là thị xã) tỉnh Khánh Hòa. Cha mẹ ông sinh được bốn người con. Một anh trai là giáo viên bình dân học vụ bị Pháp bắn chết, được công nhận là liệt sĩ; một anh tập kết ra Bắc, bị bệnh qua đời ở Hà Nội và một chị gái vào sinh sống và làm ăn ở Nha Trang. Bản thân ông: Năm 1952, lúc mới 16 tuổi, đã tham gia cách mạng với nhiệm vụ được giao là làm liên lạc cho xã Ninh Xuân. Năm 1954, tập kết ra Bắc nhưng khi đến Quy Nhơn, Bình Định chuẩn bị xuống tàu thì được lệnh quay trở lại xây dựng cơ sở hoạt động lâu dài dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Đặng Nhiên, lúc bấy giờ là Phó Bí thư Huyện ủy Ninh Hòa.

Lịch sử cách mạng xã Ninh Xuân, TX Ninh Hòa, giai đoạn 1930 - 1975, xuất bản tháng 12 năm 2013, trang 81 ghi: “Ông Lê Tư và Trần Đình Mười, thôn Phước Lâm, cùng các cơ sở khác trong xã tạo thành đường dây bất hợp pháp và hợp pháp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, thông suốt, an toàn”. Thời gian hoạt động cách mạng ở Ninh Hòa, ông Mười liên tục được phân công làm liên lạc cho các đồng chí Tư Ốm, Năm Nhỏ, Lưu Văn Trọng, Đặng Nhiên… là lãnh đạo của Huyện ủy. Năm 1956 - 1959, khi ông vào Nha Trang ở với chị ruột, vừa đi làm thuê vừa trốn lính, khi về Ninh Hòa làm ruộng, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng. Năm 1960 ông chuyển hẳn vào Nha Trang theo chỉ đạo của tổ chức, xây dựng cơ sở nội thành, nắm tình hình địch, vận động phong trào học sinh, sinh viên.

5716 dsc05943 copy
Căn nhà 29 Phước Hải, vật chứng sống động của ông Trần Đình Mười.

Thời gian đầu vào Nha Trang, Trần Đình Mười tá túc tại nhà chị ruột số 29 Phước Hải. Sau khi chị mất đột ngột, anh rể về lại Ninh Hòa, Trần Đình Mười tiếp quản căn nhà. Xét thấy vị trí căn nhà gần Sở Cảnh sát địch, nguy hiểm nhưng cũng dễ có cái lợi, nếu biết tận dụng. Vốn là con người nhạy cảm chính trị, Trần Đình Mười ra sức xây dựng mối quan hệ, biến nguy cơ thành thời cơ. Năm 1961 - 1962, cán bộ cách mạng từ chiến khu về hoạt động nội thành hoặc từ nội thành ra chiến khu bắt đầu qua lại căn nhà 29 Phước Hải; trong đó trường hợp đáng nhắc tới là đồng chí Huỳnh Tưởng, còn gọi là Thanh Hà, Bí thư Thị ủy Nha Trang. Sự xuất hiện của Thanh Hà đã đưa đến cho Trần Đình Mười một tình huống nguy hiểm. Hoài Phong, trong cuốn “Hồi ức một thời” đã mô tả tình huống này (lược thuật):

Sáng hôm đó anh Mười chở đá (đục ở vách núi sau nhà, nơi sau này là căn hầm bí mật) đi bán. Trên đường đi bị địch bắt đưa về một ngôi nhà bỏ trống ở cổng sân bay Nha Trang và cuộc tra tấn, hỏi cung bắt đầu.

- Mày giấu Bí thư Thị ủy Huỳnh Tưởng ở đâu?

Vừa cố gắng chịu đòn, Trần Đình Mười vừa suy nghĩ “như vậy là chúng chỉ đánh đòn gió. Nếu nói Tám Hà thì có thể cuộc gặp hôm đó của mình đã bị lộ; còn nói Huỳnh Tưởng thì chẳng qua chúng nói mò” vì thực tế anh (Mười) cũng chưa biết Huỳnh Tưởng là ai. Từ đó anh bình tĩnh trả lời:

- Tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai!.

Suốt một tuần chúng đánh đập, tra tấn, cho đi hết tàu bay, tàu lặn chỉ duy nhất một câu hỏi: Huỳnh Tưởng bây giờ ở đâu? Từ nội dung tra tấn hỏi cung của kẻ địch, Trần Đình Mười phán đoán: Như vậy, Tám Hà chưa bị lộ.

Cuộc tra tấn bước sang giai đoạn thứ 2. Một buổi sáng sớm, khi trời còn tối om, không còn xác định được ngày tháng, địa điểm, chỉ biết bọn cảnh sát bịt mặt Trần Đinh Mười, tống lên một chiếc xe Jeep chở đi đâu đó, xa xôi, hẻo lánh lắm. Khi xe dừng lại, chúng mở bịt mắt thì ông thấy đó là một bãi cát, trước một cái hố sâu hoắm đã đào sẵn. Tại đây, chúng vừa dụ dỗ, vừa tra tấn, vừa dọa dẫm ông.

- Bây giờ mày muốn sống để về nuôi mẹ già hay muốn chết? Nếu muốn sống thì hãy khai hiện nay Huỳnh Tưởng ở đâu?”.

Trần Đình Mười khảng khái trả lời:

- Tôi đã nói với các ông rồi, tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai thì làm sao tôi biết ông ấy ở đâu?

Bọn chúng lập tức ra đòn. Vừa đánh chúng vừa nói:

- Đây là cơ hội cuối cùng để mày có thể về với mẹ già. Mày đừng thách thức sự kiên nhẫn của tụi tao.

- Tôi cần sống để về nuôi mẹ già, nhưng tôi không biết Huỳnh Tưởng là ai cả, sao các ông cứ bắt tôi trả lời Huỳnh Tưởng ở đâu?.- ông tiếp tục trả lời.

Bọn địch đẩy ông xuống cái hố đã đào sẵn và những xẻng cát đầu tiên được đổ theo. Ngập hai chân, rồi lên tới bụng, tới ngực. Chúng vừa hỏi vừa đổ cát, còn ông thì cứ im lặng. Khi cát vừa đến ngang cổ là lúc có một người lên tiếng: “Dừng lại”. Người đó từ tốn:

- Anh Mười không sợ chết sao?

- Thưa ông, tôi rất muốn sống, nhưng không sợ chết. Đức Phật dạy rằng: Trong thế gian này… không có sự sống và cũng không có cái chết… vĩnh viễn. Chết hay sống… chỉ là quan niệm. Với tôi chết đi ở trần gian này… là sống lại ở một thế giới khác. Tôi thương mẹ vô cùng… nên cũng sẽ rất buồn vì ở kiếp này không nuôi dưỡng mẹ được trọn vẹn. Nhưng điều… làm tôi an lòng vì mẹ đã truyền cho tôi một quan niệm… về sự sống và cái chết... - Trần Đình Mười vẫn bình tĩnh trả lời trong trạng thái đã kiệt sức, giọng nói gằn lên từng tiếng, đứt quảng.

- Nếu bây giờ bị chôn sống, anh có căm thù tôi không?. - Tên địch lại tiếp tục.

- Chết… rồi còn biết gì mà… căm thù. Nhưng luật nhân quả có đấy ông ạ. Đức Phật dạy, nếu ở đời ai ác bá, cường hào sẽ chuốc lấy nghiệp chướng.

Trần Đình Mười, nghẹn giọng. Bỗng một người nào đó trong bọn họ, lại lên tiếng:

- Thôi đủ rồi, kéo nó lên!.

Chiều hôm đó Trần Đình Mười được xem là vô tội, tuy nhiên chúng vẫn chưa thả ông mà còn giam thêm 183 ngày nữa. Khi ra tù ông mới biết lí do địch bắt là vì một lần ông đến gặp ông Tám Hà tại một cơ sở khác ở thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc (bây giờ). Sau đó một cơ sở khác ở đây bị bại lộ, từ đó làm cho bọn chúng tình nghi. Còn vì sao chúng phải trả tự do cho ông thì ngoài việc không buộc tội được, ở ngoài mẹ của ông đã bán hết mọi tư trang, những gì quý nhất để “chạy” cho ông thoát nạn.

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!
Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tin khác

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động