GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY !

Mỗi lần từ phương Nam ra Bắc, hoặc vi vu đâu đó theo nghiệp cầm bút, khi về Hà Nội tôi lại đến con ngõ nhỏ 68, phố Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội thăm thầy giáo cũ, nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn. Thông tuệ và đức độ, yêu nghề, ông là người con của dòng họ Trần danh giá làng Văn Hội, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông sinh năm 1930 - Canh Ngọ, năm 2023 bước qua tuổi 93. Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn được đào tạo làm báo chuyên nghiệp từ nước ngoài, gần 40 năm giảng dạy báo chí tại Trường Đại học Tuyên giáo – nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1962 – 2001); Trưởng khoa Báo chí từ năm 1996 đến năm 1990.
GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY !
Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn

Tháng 6/2023, khi đã bước qua tuổi 93, nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn xuất bản sách “Nghĩa nặng tình sâu” (NXB Văn học, 2023), cuốn sách thứ 3 của ông trong vòng 6 năm nay. Đó là một tuyển tập tác phẩm báo chí, cùng một số tư liệu lần đầu công bố, như là sự tổng kết cuộc đời và sự nghiệp làm báo, giảng dạy báo chí của ông. Năm 2022, dịp sinh nhật lần thứ 92, ông nói với các học trò cũ dự định biên soạn cuốn sách để tổng kết cuộc đời và sự nghiệp của một nhà báo, nhà giáo vốn nhiều duyện nợ với sự nghiệp “Trồng người” cho nghề báo vinh quang mà không ít hiểm nguy. Tháng 8/2023 - mùa Thu Cách mạng tháng Tám, “Nghĩa nặng tình sâu” đã được Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng Viện Báo chí tổ chức tọa đàm, giới thiệu với đồng nghiệp, công chúng báo chí. Với nhà báo, nhà giáo cao niên Trần Bá Lạn, đúng là GỪNG CÀNG GIÀ CÀNG CAY! Ông nói với các học trò, dự tính năm 2024 sẽ có thêm cuốn sách thứ 4 của ông sẽ ra mắt độc giả!

“Nghĩa nặng tình sâu” được tác giả trình tự sắp xếp: Tuyển một, xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí; Tuyển hai, tác phẩm báo chí được sử dụng rải rác 60 năm qua; Tuyển ba, các bản dịch chữ Hán, khám phá cội nguồn dòng Trần Bính, chi từ cụ Thủy Tổ - thế kỷ XVII. Nội dung đề cập trong ba tuyển như đã nêu thật cô đọng và cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, không theo thứ tự thời gian mà là sự đan xen, có mối quan hệ biện chứng, khăng khít, nhuần nhuyễn. Ví như những chọn lọc rất cô đúc nội dung tuyển hai là để nói về những chuyến đi, quá trình tác nghiệp báo chí, rút bài học hình thành tác phẩm đã công bố trên các báo, là sự minh chứng rõ nét cho những điểm nhấn được ghi trong giáo trình nghiệp vụ, những chất liệu sống động của phóng sự, ký sự, bút ký, của tin … Những nét cơ bản nội dung tuyển hai đã minh họa sống động sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trong hơn 60 năm cầm bút, những năm tháng miệt mài dạy nghề trên giảng đường. Các thế hệ học trò được ông truyền thụ kiến thức, kỹ năng làm báo tỏa đi muôn nơi, ở hậu phương và tiền tuyến, nhiều người thành danh, trở thành những nhà báo, nhà quản lý báo chí tinh thông, tận tụy, dạn dày kinh nghiệm.

“Nghĩa tình sâu nặng” mà các thế hệ học trò dành cho thầy Trần Bá Lạn dù ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, vùng cao nguyên, xứ biển Nam Trung bộ, đồng bằng Nam bộ … đẹp mãi như những đóa hoa xuân ngát hương. Người ta ví von nhà giáo là người chèo đò ngang, đưa các thế hệ học trò qua sông an toàn, để lại tiếp tục nối tiếp những chuyến đò sau – nghĩa nặng tình sâu. Nhà giáo Trần Bá Lạn xúc động kể lại những câu chuyện nghĩa tình thầy trò khi tới TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, “trò nhà báo” đã sắp xếp để “thầy nhà báo” bay ra giàn khoan dầu vùng mỏ Bạch Hổ, cảm xúc đong đầy; thầy vượt sóng đi thăm đảo Cù Lao Tràm nơi xứ Quảng – vùng đảo đẹp nào có dễ đến; những cuộc hội ngộ “nhà báo thầy” và “nhà báo trò” xôm tụ khắp mọi miền đất nước.

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Uyển, cựu sinh viên Đại học báo chí – Xuất bản khóa khóa 1 đã viết: “Trần Bá Lạn là nhà Hán học còn sót lại”. Đọc tuyển ba, nhận định ấy được chứng minh, khẳng định, thuyết phục. Ngày nay, trong bối cảnh “báo số” - cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 phát triển như vũ bão đưa đến những thay đổi lớn về đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội, về nhận thức và hành động của cuộc sống con người, về kỹ năng làm báo số. Vậy mà, khi đọc tuyển ba người đọc cảm nhận những câu chuyện tâm linh sống động, rất thực mà nhờ nó nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn đã khám phá được nhiều bí ẩn chôn lấp, thất truyền hàng thế kỷ về cội nguồn dòng họ Trần làng Văn Hội; về sự nhiễu nhương khó đoán định trong đời thường, luật nhân quả của nghề báo. Đạo đức nghề báo theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, nhưng không phải không có những nhà báo kèn cựa, đố kị, tham lam, thu vén, “tâm không sáng”, “lòng không trong”!

Cái đích đạt tới về “Nghĩa nặng tình sâu” như chính tác giả tâm niệm: “Trải qua nhiều thập kỷ với những trải nghiệm thực tế, có một bài học mà tôi thấm thía sâu sắc là sự thất truyền từ lịch sử còn nguyên giá trị đối với thế hệ kế cận, khi phải tiếp nối trách nhiệm liên đới để lại từ quá khứ. Nguyên nhân của tình trạng thất truyền mà tôi phải vào cuộc có nhiều lẽ nẩy sinh từ hoàn cảnh cụ thể, có khi lặng chìm hàng thập kỷ, thậm chí bị ẩn khuất qua nhiều thế kỷ”. Đây là đích đến mà nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn, tuổi 93 đã dành thời gian, dồn tâm sức tập hợp các cứ liệu, tài liệu – có những tài liệu chưa công bố. Quá trình lịch sử liên quan dòng họ Trần Bính chi từ cụ Thủy Tổ hơn 3 thế kỷ trước, liên quan anh linh cụ Tổ Trần Trọng Liêu, một trong những khoa bảng được vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đó là những sự thật chuẩn mực, khách quan về các sự kiện liên quan cuộc đời và sự nghiệp làm báo, giảng dạy báo chí – từ bộ giáo trình nghiệp vụ đến qua trình hình thành, phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lục báo chí tại một trong những trung tâm đào tạo báo chí lớn của cả nước. Chuyện riêng của một con người – cuộc đời và sự nghiệp – bao giờ cũng gắn bó mật thiết với bao biến động của thời cuộc, lịch sử đất nước và dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo – dạy nghề báo – Trần Bá Lạn có thể coi là sự hiện hữu đằng sau các cuộc kháng chiến hào hùng chống xâm lược của dân tộc; theo đó là diện mạo nền báo chí cách mạng nước nhà do Bác Hồ sáng lập, rèn luyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng – như Bác Hồ dạy, ngòi bút in đậm từng con chữ trên trang giấy của nhà báo tuân thủ nghiêm ngặt quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng.

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn sinh thành trong một gia đình trí thức dòng dõi yêu nước ở đất Thăng Long Ngàn năm Văn hiến. Thân phụ được vương triều nhà Nguyễn phong hàm Cửu phẩm, được gọi là Cửu Giám. Trần Bá Lạn giảng dạy báo chí, là người đầu tiên trực tiếp đặt nền móng xây dựng Khoa Báo chí, Học viện báo chí và Tuyên truyền. Ông là người đề xuất, kiến tạo, tổ chức biên soạn giáo trình nghiệp vụ báo chí, người góp phần quan trọng từ đầu xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy nghề báo, kết nối các hoạt động đối ngoại, xây dựng thương hiệu và uy tín cho một Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực báo chí hàng đầu của cả nước.

Năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, chàng thanh niên Trần Bá Lạn có năng khiếu hội họa, yêu văn chương, đam mê đọc sách cùng gia đình tản cư lên Việt Bắc đi theo kháng chiến. Có năng khiếu hội họa và báo chí bẩm sinh, Trần Bá Lạn được tuyển chọn đi làm báo, theo nghiệp tân văn; được cử đi đào tạo nghề báo một cách bài bản, góp phần chuẩn bị lâu dài cho sự nghiệp đào tạo nhân lực nền báo chí cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp làm báo, giảng dạy báo chí phong phú, kết nối hai thế kỷ chiến chinh ác liệt, sôi động của đất nước. Với “Nghĩa nặng tình sâu” nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn không chỉ để “khắc chế” sự thất truyền lịch sử không đáng có mà còn là sự tri ân sâu sắc cuộc kháng chiến – Đảng và Bác Hồ đã “Tôi luyện cuộc đời và sự nghiệp”; tri ân Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ những ngày “vạn sự khởi đầu nan”. Đích xa ơn là sự tri ân Trường Kỹ nghệ Liên khi IV; nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ nơi chiến khu Việt Bắc; tri ân dòng họ Trần và quê hương làng Văn Hội; tri ân đồng nghiệp và các thế hệ học trò dấn thân cho nghề báo vinh quang; tri ân mái ấm gia đình, các con – đặc biệt là người bạn đời yêu dấu bà Đinh Thị yến – nghệ sỹ ưu tú, gảng viên dạy múa ballet đầu tiên của trường múa Việt Nam…

Tháng 8/2023

Phạm Quốc Toàn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhân ái tấm lòng doanh nhân Đất Cảng

Nhân ái tấm lòng doanh nhân Đất Cảng

Bà Nguyễn Thị Quyến, sinh năm 1944, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc NCT Tâm Quyến
Truyền và giữ lửa giai điệu dân ca

Truyền và giữ lửa giai điệu dân ca

Ông là tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng, CCB, cựu giáo chức Đặng Đình Phú, Phân hội trưởng số 2 Chi hội CCB 17 ở địa bàn dân cư 17 phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Hoạt động xã hội tốt là góp phần xây dựng địa phương

Hoạt động xã hội tốt là góp phần xây dựng địa phương

Ông Nguyễn Tiến Duyên, 70 tuổi, Phân hội trưởng Phân hội Cựu chiến binh (CCB) số 3 vẫn thường tâm sự với bà con, với NCT, với các CCB trong thôn Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh như trên.
Luôn gương mẫu đi đầu

Luôn gương mẫu đi đầu

Ông Phạm Văn Cường, 68 tuổi, Chủ tịch Hội NCT phường Cộng Hoà, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là người tâm huyết với công tác Hội và mọi công việc của địa phương…
Đảng viên đi trước làm sạch đường làng, ngõ phố

Đảng viên đi trước làm sạch đường làng, ngõ phố

5 năm trước đây, khu dân cư số 9 được coi là một trong những đơn vị ì ạch trong phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Bên cạnh nhiều lĩnh vực còn hạn chế thì vệ sinh môi trường là một khâu rất yếu.

Tin khác

Câu lạc bộ Dân vũ Thanh Xuân NCT: Sân chơi bổ ích giúp NCT sống vui, sống khỏe

Câu lạc bộ Dân vũ Thanh Xuân NCT: Sân chơi bổ ích giúp NCT sống vui, sống khỏe
Thời gian qua, nhiều câu lạc bộ (CLB) thể dục dưỡng sinh, dân vũ thể thao dành cho NCT trên địa bàn TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau được thành lập và duy trì hiệu quả. Trong đó có CLB Dân vũ Thanh Xuân NCT là nơi để NCT giao lưu có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm
Làm trưởng thôn, công việc thường dành cho những đàn ông, song bà Hoàng Thị Hẹn, 60 tuổi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, được bà con tin mến.

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu
Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng
Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội
Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai
Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.
Xem thêm
Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 25/4, Hội NCT Việt Nam và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast kí kết chương trình phối hợp về thúc đẩy bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh
Sớm hoàn thành thủ tục thành lập Hội NCT cấp tỉnh, huyện theo Kết luận số 58-KL/TW

Sớm hoàn thành thủ tục thành lập Hội NCT cấp tỉnh, huyện theo Kết luận số 58-KL/TW

Sáng 24/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh. Tham gia Đoàn có các Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam: Trương Xuân Cừ, Huỳnh Thành Lập; lãnh đạo các Ban,Văn phòng Trung ương Hội…
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn

Giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn

Trong niềm vui chào mừng 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), cũng như kỉ niệm 25 năm hoạt động của CLB Văn nghệ - thể thao NCT xã Yên Thạch, ngày 24/4/2024, Hội NCT xã Yên Thạch tổ chức giao lưu văn nghệ với Hội NCT các xã lân cận là Cao Phong, Tứ Yên, Như Thụy, Nhạo Sơn.
Hào khí non sông và giọng ca trẻ mãi

Hào khí non sông và giọng ca trẻ mãi

Thiết thực chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, nằm trong chuỗi khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024, tại Trung tâm Hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh đã diễn ra Chương trình ca nhạc “Uống nước nhớ nguồn” do Đoàn Nghệ thuật 19/5, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức.
Khắp nơi chăm sóc, phát huy vai trò NCT

Khắp nơi chăm sóc, phát huy vai trò NCT

Từ đầu năm đến nay, Hội NCT các địa phương đẩy mạnh phong trào, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, phát huy vai trò NCT...
Người đam mê làm công tác thiện nguyện

Người đam mê làm công tác thiện nguyện

Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương,... Đó là lời khen mà những người dân địa phương luôn dành cho người phụ nữ bản lĩnh và đầy nghị lực – bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1963) ở khối 1
“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

“Dân vận khéo” kéo được người hảo tâm

Thừa biết “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng nhiệm vụ được giao thì phải làm, trách nhiệm với cộng đồng thì phải gánh! Đó là chuyện của ông Nguyễn Nam Tuấn (sinh năm 1958), hội viên Hội NCT, Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) số 7, khối phố Quang Thành 2B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng…
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Phiên bản di động