Đại dịch Covid-19 phơi bày vấn đề bất bình đẳng thu nhập của nước Mỹ

Sau khi cơn ác mộng Covid-19 qua đi, nước Mỹ sẽ chọn chiến lược nào để chuẩn bị tốt hơn trước những biến cố khó lường?...

Bất bình đẳng thu nhập vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi được người Mỹ quan tâm. Năm 2015, thu nhập trung bình của 1% dân số giàu nhất nước này tăng gấp đôi so với thu nhập của 99% dân số còn lại (số liệu từ Cơ quan Thuế Nội địa IRS).

Covid-19 tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế, gia tăng khoảng cách thu nhập giữa giới “siêu giàu” và hàng triệu người Mỹ khác. Đối với nhiều lao động, thất nghiệp cũng đáng sợ như nhiễm bệnh.

Để khắc phục tình trạng trên, chính quyền Tổng thống Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hồi cuối tháng 3 đã tung ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 2.000 tỉ USD. Nỗ lực này có thể hỗ trợ mỗi người dân Mỹ tối đa 1.200 USD, giúp đỡ các chủ doanh nghiệp và tăng mức trợ cấp thất nghiệp để giúp nước này vượt qua cơn khủng hoảng.

Nhân viên kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trung tâm hội nghị ở bang Louisiana.  Ảnh Reuters
Nhân viên kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trung tâm hội nghị ở bang Louisiana. Ảnh Reuters

Song với hàng triệu lao động vừa bị Covid-19 cuớp đi việc làm, gói cứu trợ “khủng” chỉ là giải pháp tạm thời. Câu hỏi đang được nhiều người quan tâm là Mỹ phải làm gì sau khi dịch bệnh qua đi? Liệu nước này sẽ tiếp tục duy trì chủ nghĩa bảo hộ đi kèm khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (American First) hay sẽ mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế như sau cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930?

Bước đi tiên phong

Chuyên gia Elise Gould của Viện Chính sách Kinh tế nhận định: “Một sự thay đổi lớn trong văn hoá có thể xảy ra. Gói cứu trợ của chính phủ gồm nhiều biện pháp bảo vệ nhóm người lao động yếu thế chưa từng có tiền lệ”. Bước đi tiên phong của chính quyền Tổng thống Trump sẽ mở đường cho nhiều chính sách tương tự trong tương lai. Đây cũng chính là giải pháp lâu dài cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập.

“Ngược dòng” nhiều quốc gia phát triển khác, Mỹ chưa đề ra chính sách bảo vệ người lao động hiệu quả. Trên thực tế, chủ doanh nghiệp nước này không cần trả lương cho nhân viên trong thời gian nghỉ phép, nghỉ ốm.

Hệ thống trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ cũng không hào phóng như ở châu Âu. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, mức lương tối thiểu của người lao động Mỹ thấp hơn nhiều so với số liệu tại các nước phát triển khác như Đức, Anh hay Pháp.

Nỗi lo với người da màu

Dịch bệnh còn chỉ ra mặt tối của nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Theo AP, trong hàng nghìn ca tử vong do Covid-19, cộng đồng người gốc Phi chiếm tới 42%. Lí giải về vấn đề này, Tiến sĩ Athony Fauci của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết, nhiều người Mỹ gốc Phi có bệnh lí nền như hen suyễn, cao huyết áp, tiểu đường. Ngoài ra, họ còn thường xuyên sử dụng phương tiện công cộng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Tác động về mặt kinh tế của Covid-19 cũng khiến cuộc sống của người da màu thêm chật vật. Trong tháng 3, Mỹ ước tính có 713.000 lao động trong khu vực tư nhân mất việc. 64% trong số đó làm việc cho các khách sạn, nhà hàng với mức lương khiêm tốn, khoảng 16,83 USD/giờ.

Củng cố các hệ thống dịch vụ xã hội

Lịch sử nước Mỹ từng nhiều lần chứng kiến các chính sách dài hạn được đưa ra sau khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, những nước đi này có góp phần cải thiện cuộc sống của người dân hay không?

Với khẩu hiệu “Chính sách Kinh tế Mới” (New Deal), Tổng thống Franklin D. Roosevelt từng thực hiện cải cách giúp vực dậy nền kinh tế sau thời kì Đại suy thoái. Ông tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ như trợ cấp an sinh xã hội hay thành lập nghiệp đoàn cho người lao động.

Tới thời kì khủng hoảng kinh tế năm 2008, Tổng thống Barack Obama áp dụng nhiều gói kích thích kinh tế và thông qua đạo luật cung cấp bảo hiểm y tế cho hàng triệu người Mỹ. Tuy nhiên, những nỗ lực này vấp phải nhiều chỉ trích do tiêu tốn nhiều tiền trong ngân sách quốc gia.

Bà Alexandra Gaines của Trung tâm Tự do Tiến bộ cho biết, nước Mỹ cần củng cố các hệ thống dịch vụ xã hội, bao gồm hệ thống y tế, để không bỏ mặc người yếu thế trong những cuộc khủng hoảng cộng đồng về sau. “Những cuộc khủng hoảng như thế này sẽ còn xảy ra trong tương lai”, bà Gould khẳng định.

Đ.K (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có làm nên lịch sử dựa vào vai trò hòa giải ở Trung Đông?

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có làm nên lịch sử dựa vào vai trò hòa giải ở Trung Đông?

Theo nhận định của tờ The National (UAE) ngày 23/4, khi mối quan hệ giữa Israel và Iran xấu đi, tình hình địa chính trị trong khu vực có thể đang chuyển hướng có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò lớn hơn giữa căng thẳng leo thang ở Trung Đông…
Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị…
Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Quân đội hai nước tiếp tục phát triển các chiến lược của mình để thích nghi với những diễn biến mới trên chiến trường cùng với môi trường chính trị - xã hội toàn cầu luôn thay đổi…
Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Với tiến trình gồm 7 giai đoạn từ ngày 19/4 đến ngày 1/6 và có trên 970 triệu cử tri trong nước, cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ được đánh giá là một trong những sự kiện chính trị quy mô nhất và kéo dài nhất thế giới…
Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Tổng thống Biden có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc thành lập một liên minh ít lấy Mỹ làm trung tâm hơn để hỗ trợ Ukraine…

Tin khác

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran
Câu hỏi về vũ khí hạt nhân đã đè nặng lên cuộc chiến ngấm ngầm kéo dài giữa Israel và Iran. Israel được cho là 1 trong 9 quốc gia hạt nhân trên thế giới dù chưa bao giờ thừa nhận, trong khi Iran bị phương Tây nghi ngờ tìm cách trở thành quốc gia hạt nhân thứ 10...

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"
Đây là lần đầu tiên Iran thực hiện cuộc tấn công trực tiếp vào Israel, cho thấy sự thay đổi quy tắc đối đầu, đồng thời thể hiện năng lực tên lửa đạn đạo của Tehran cũng như khả năng phòng thủ của Tel Aviv…

Nửa nhiệm kì sóng gió

Nửa nhiệm kì sóng gió
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4, tiếp tục duy trì vị thế chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp nước này.

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh
Ngày 11/4, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Truyền thông Queensland để công bố kế hoạch cải tổ nền kinh tế và đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng xanh…

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/4 nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hỗ trợ tài chính nhằm bảo vệ các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đang có dấu hiệu bị chững lại trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng…

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?
Theo bình luận của tờ Jerusalem Post ngày 8/4, “kinh ngạc” là từ duy nhất thích hợp cho quyết định rút quân khỏi Khan Yunis ở phía Nam Gaza của Israel hôm 7/4…

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã chạm mốc 6 tháng mà chưa nhìn thấy điểm dừng, bất chấp cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trở nên trầm trọng…

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel
Vốn là một bậc thầy về chiến tranh bất đối xứng, người Iran có sẵn một loạt công cụ để đáp trả hành động gây hấn mà không gây ra một cuộc chiến tổng lực với Tel Aviv và Mỹ…

Mối hiểm họa ẩn mình

Mối hiểm họa ẩn mình
Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất, cũng là quốc gia chịu nhiều thương vong do bom mìn gây ra nhất thế giới, mặc dù kể từ năm 1989, hơn 18 triệu quả bom mìn tại nước này đã được rà phá, giải phóng hơn 3.000km2 đất. Thống kê để thấy hiểm họa do bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày rình rập cuộc sống của nhiều người dân…

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran
Cuộc tấn công vào khu phức hợp đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria ngày 1/4 có thể là sự leo thang nguy hiểm nhất bên ngoài Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Hamas - Israel gần sáu tháng trước…

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richter.

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi
Ngày 2/4, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nhậm chức nhiệm kì ba, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước có vai trò địa chính trị quan trọng ở Trung Đông-Bắc Phi đến giữa năm 2030…

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên
Theo Elizabeth Buchanan, chuyên gia tại Viện Chiến tranh Hiện đại thuộc Học viện Quân sự West Point, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, sau nhiều thập kỉ yên bình, tình hình ở Nam Cực đang dần “nóng” lên.

Nâng tầm chiến lược hướng Đông

Nâng tầm chiến lược hướng Đông
10 năm Ấn Độ triển khai Chính sách hành động hướng Đông (2014-2024), chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar tới 3 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Singapore, Philippines và Malaysia từ ngày 23-27/3 tái khẳng định mối quan tâm của New Delhi đối với khu vực, đồng thời tiếp tục nâng quan hệ của Ấn Độ với mỗi đối tác ở Đông Nam Á nói riêng và với ASEAN nói chung lên tầm cao mới…

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược
Không có thay đổi chiến lược nào làm nghiêng cán cân cục diện chiến trường ở Ukraine trong tuần qua. Cuộc chiến tiêu hao vẫn đang định hình xung đột Nga - Ukraine…
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động