Căn cứ các tình tiết mới, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết thấu lí, đạt tình

Pháp luật - Bạn đọc 08/04/2021 14:50
Theo tài liệu phóng viên thu thập được cho thấy, sau khi Báo Người cao tuổi đăng liên tiếp từng vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre, với hàng chục gói thầu được chỉ định gây thất thoát ngân sách. Riêng trường hợp cá nhân ông Võ Văn Thám, Trưởng Phòng Kế hoạch - Vật tư gây thất thoát số tiền 877 triệu đồng, nhưng cũng chỉ bị xử lí bằng hình thức “Cảnh cáo” rồi cho nghỉ hưu. Đối với trường hợp ông Phạm Thanh Trúc vẫn chỉ bị xử lí kỉ luật bằng hình thức “Khiển trách” và được đề bạt giữ chức vụ Giám đốc Công ty. Một thời gian sau khi dư luận xã hội lắng xuống, Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre gửi “Tờ trình” cho rằng: “Do nhu cầu cấp thiết sử dụng điện sinh hoạt và đề nghị của Nhân dân địa phương” nên Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre phải đầu tư trạm và đường dây 22KV dài 900m để mua điện năng lượng mặt trời của một hộ dân nhằm cung cấp điện cho Nhân dân tại địa phương.
Tên công trình được ghi chép trong sổ sách là: “Đường dây 22KV và Trạm 560KVA, thuộc cơ sở ấp vịt chăn nuôi Cẩm Linh (77/17). Vị trí đầu nối: Trụ 77, Tuyến 22KV Ba Tri - Giồng Trôm. Chủ đầu tư: Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre. Quy mô: Đường dây 22KV; chiều dài: 900m; Trạm công suất thiết kế: 560KVA. Mục đích đầu tư: Làm trạm nâng áp cho cơ sở bán điện năng lượng mặt trời. Tổng mức đầu tư 1 tỉ 500 triệu đồng. Mã trạm: 090242705. Mã khách hàng: PB09020075976. Tên khách hàng: Công ty TNHH MTV Năng lượng Ba Tri”.
![]() |
Đường dây điện 22Kv do Công ty Điện lực Bến Tre đầu tư |
Trên thực tế, trạm cung cấp năng lượng mặt trời này là một cái chòi nuôi vịt lấy thịt, với số lượng khoảng 30.000 con. Chủ chòi vịt là bà Trần Thị Mỹ Linh (chị ruột bà Trần Thị Mỹ Lệ hiện công tác tại Phòng Tổ chức, Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre. Bà Lệ là vợ ông Võ Thanh Khiết, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre).
Điều mà người dân thắc mắc, chòi nuôi vịt nằm lẻ loi côi cút một mình giữa cánh đồng lúa rộng lớn, cách xa khu dân cư hàng cây số thuộc ấp 1, xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, không hiểu bà Linh làm cách nào mà được Nhà nước đầu tư vốn cho cả cái trạm điện mặt trời để nuôi vịt, xài điện hàng chục triệu đồng/tháng không phải đóng tiền. Chứ ở đây không một tổ chức cá nhân nào trong xã được mua và sử dụng điện của trạm năng lượng mặt trời này? Người dân địa phương cho rằng, trạm điện của bà Linh là nhờ có ông Khiết (em rể) thì mới được làm.
Với tổng nguồn vốn đầu tư vào trạm điện năng lượng mặt trời tại cái chòi nuôi vịt của bà Linh là nguồn vốn ngân sách Nhà nước bỏ ra. Nhưng chủ bán điện cho Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre lại là bà Linh. Chỉ tính thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020, bà Linh đã bán cho Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre trong 9 tháng qua 458.750 KWh. Tổng số tiền Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre phải trả cho bà Linh là 974.781.700 đồng.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải là một kiểu tham nhũng dùng ngân sách Nhà nước đầu tư trạm điện cho tư nhân (người thân trong gia đình) để che mắt dư luận, lấy vốn của Công ty Điện lực đầu tư xây dựng trạm điện, rồi bán lại cho Điện lực Nhà nước, tư nhân tự thu tiền chiếm đoạt bỏ túi riêng ở Công ty Điện lực Bến Tre? Người dân địa phương đang trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng làm rõ khuất tất trên.
Tiêu cực nối tiếp tiêu cực?
Theo phản ánh, phát triển điện năng lượng mặt trời của ông Chín Tuấn, ở xã Lương Qưới, huyện Giồng Trôm, do ông Nguyễn Văn Thiệu, Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre trực tiếp tư vấn và kí hợp đồng nhận thầu 2 công trình:
Công trình thứ nhất: Nâng công suất từ 50 KVA lên 3x100 KVA ở vị trí Trụ 24 nhánh rẽ 3 pha Lương Qưới với giá trị 475 triệu đồng, sau đó bàn giao hết tài sản cho ngành điện. Công trình này theo tính toán của các cán bộ trong ngành điện thì số tiền thất thoát khoảng 180 triệu đồng (495 triệu - (3 x 75 triệu tiền mua máy biến áp 100KVA) + 70 triệu các phụ kiện của trạm 3 x 100 KVA).
Công trình thứ hai: Nâng công suất từ 50KVA lên 3 x 100KVA ở vị trí Trụ 32, nhánh rẽ 3 pha Lương Qưới - Châu Hoà với giá trị 495 triệu đồng, sau đó bàn giao hết tài sản cho ngành điện. Công trình này cũng gây thất thoát số tiền 190 triệu (495 triệu - (3 x 75 triệu tiền mua máy biến áp 100KVA) + 80 triệu các phụ kiện của trạm 3 x 100KVA).
Tất cả vật tư thiết bị phụ kiện phải nhượng lại của Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre, khách hàng không được tự mua mà phải mua của Công ty Điện lực với giá cao. Riêng máy biến thế bắt buộc phải mua của Công ty Toàn Mỹ có văn phòng tại Khu đô thị Sao Mai (phường 7, TP Bến Tre).
Trả lời những ý kiến thắc mắc, ông Phạm Thanh Trúc cho rằng: Lí do nhượng vật tư thiết bị của Công ty để bảo đảm chất lượng. Việc mua nhượng lại cho khách hàng là không có lời do Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre “không có chức năng mua bán vật tư thiết bị”.
Trên thực tế, hoa hồng của các nhà cung cấp rất cao như:
Với MBA: + Công ty thiết bị THIBIDI chiết khấu 18% hoa hồng..
+ Công ty cơ điện Thủ Đức chiết khấu 21%.
+ Công ty MBT Hà Nội chiết khấu 38%.
Trong quyết toán thì đơn vị bán hàng chỉ chi chiết khấu cho Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre 3% là hoàn toàn phi lí. Theo các quan chức biết rõ sự việc trong Công ty Điện lực tỉnh Bến Tre cho biết thêm, số phần trăm chiết khấu còn lại chia cho “nhóm lợi ích”. Các Giám đốc điện lực các huyện và TP Bến Tre chỉ biết chấp hành và phục vụ theo quy địnhn