Chọn người tài - đức để phát triển đất nước

Người tài thời phong kiến Việt Nam thường được chọn theo con đường “tiến cử”. Mỗi vị quan lớn của triều đình có quyền tiến cử một người tài cho nhà vua.

Và nếu đó là kẻ có thực tài thì người tiến cử được khen thưởng, thăng quan tiến chức. Còn nếu tuyển nhầm người “tài hèn đức mọn” thì kẻ tiến cử sẽ bị khiển trách hoặc bị giáng chức, thậm chí mất chức…

Vào thế kỉ thứ X, thời nhà Đinh và thời đầu nhà Lê phong trào nho học chưa phổ biến trong các tầng lớp Nhân dân lao động. Đạo Phật được coi là “Quốc đạo”, vì thế đã xuất hiện nhiều bậc cao tăng có kiến thức uyên bác như Ngô Chân Lưu; Quốc Thuận; Sư Vạn Hạnh... Những vị chức sắc Phật giáo này hầu hết đều được triều đình tiến cử làm cố vấn tối cao cho nhà vua.

Bước sang thế kỉ XI, khi kinh thành nước Việt được chuyển về đất Thăng Long, triều đình nhà Lý đã tổ chức chế độ “khoa cử” để tuyển chọn người tài. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên lấy tên là “Minh Kinh Bác Học”. Tại kì thi này nhà vua đã chọn được Thủ khoa Lê Văn Thịnh. Tuy nhiên trong suốt 200 năm thống trị, triều đình nhà Lý cũng chỉ mở được 6 khoa thi về nho học và một khoa thi về “Tam giáo”, gồm Nho giáo, Phật giáo và Lương giáo.

2558 thithptquocgiayxmv 20200223062636

Từ thế kỉ 13 trở đi, nhà Trần kế tục sự nghiệp tuyển chọn nhân tài bằng con đường khoa cử từ các triều đại trước đó. Lúc này luật lệ thi tuyển đã đi vào độ chuẩn mực, nề nếp. Kì thi thời đó thường chia ra làm “Tam giáp”, người thi phải lần lượt trải qua các giai đoạn nhất giáp, nhị giáp rồi tam giáp. Cứ 7 năm thì mở một khoa thi. Trong suốt hai thế kỉ, nhà Trần đã mở tổng cộng được 11 khoa thi “Thái học sinh”, chọn ra được 9 vị Trạng nguyên nổi tiếng như: Mạc Đĩnh Chi; Đào Sư Tích; Nguyễn Hiền...

Qua chế độ thi cử, triều đình phong kiến Việt Nam đã phát hiện ngày càng nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều vị tiến sĩ thời đó đã trở thành trụ cột của đất nước. Trong giai đoạn này các chế độ khoa cử không chuộng “hư văn” sáo rỗng. Trong các bài văn sách dự thi Đình đều có tính thời sự, đề xuất nhiều kế sách hay để chấn hưng đất nước, hướng đến mục đích “Quốc thái dân an”, trăm họ no ấm hạnh phúc và góp phần giữ vững bờ cõi biên cương, độc lập của dân tộc.

Bước sang thế kỉ XV, vào thời Hậu Lê, nền văn hiến nước ta ngày càng được mở rộng. Vua Lê Thái Tông định kì 3 năm mở khoa thi một lần để tuyển dụng người tài. Ông cho phép các sĩ tử có thể dự thi ở 4 trường khác nhau để kén chọn người tài. Suốt chiều dài lịch sử các triều đại phong kiến mấy trăm năm trước đó, không có thời kì nào thịnh vượng bằng thời “Hồng Đức” - “Quang Thuận”. Đây chính là 2 niên hiệu của vua Lê Thánh Tông (1460 -1498). Vào thời Hậu Lê, nhà vua cho mở tổng cộng 29 kì thi Đình và đã tuyển chọn được 20 vị Trạng nguyên. Trong số này nổi tiếng nhất là Trạng nguyên Nguyễn Trực; Trạng nguyên Lương Thế Vinh; Phạm Đôn Lễ và Vũ Duệ ... là những bậc hiền sĩ tài danh được lịch sử ghi chép đến ngày nay.

Đến thế kỉ thứ 16, nhà Mạc cũng tiếp tục chú trọng đến công việc tuyển chọn người tài và mở các khoa thi đúng kì hạn. Cứ 3 năm có một khoa thi, bất kì tình huống khó khăn nào cũng được duy trì thi cử đúng hạn. Trong suốt triều đại họ Mạc, nhà vua đã cho mở 21 kì thi và chọn được 11 vị Trạng nguyên. Trong đó có Trạng nguyên Nguyễn Thiên là Cụ tổ của Đại thi hào Nguyễn Du sau này.

Thời vua Lê Trung Hưng, triều đình cũng chọn nhân tài qua đường khoa cử, nhưng do sự tín nhiệm của người dân bị giảm sút nên nhiều khoa thi chỉ tìm được khoảng 10 người đậu tiến sĩ. Thậm chí có khoa thi chỉ chọn được một vị tiến sĩ duy nhất. Những năm đầu của triều đại này vẫn còn giữ được nề nếp thi cử, nhưng càng về sau càng tổ chức sơ sài và quy chế thi cử không nghiêm nên nhiều sĩ tử gian lận, mang theo cả bài làm sẵn và tài liệu vào trường thi để sao chép. Từ đó nhân tài cứ lụi tàn dần, vàng thau lẫn lộn. Mãi đến năm 1660, triều đình mới chấn chỉnh nội quy thi cử, nhưng lại thiếu triệt để, vì thế vấn nạn gian lận trong thi cử vẫn cứ tồn tại.

Nhận xét về sự nghiệp “khoa trường” thời kì này, nhà bác học Lê Quý Đôn viết trong “Kiến Văn Tiểu Lục” như sau: “Đặt khoa cử, tuy có thi tứ, phú sách, luận, thể thi văn hoa, thể thi chất thực, thể chế khác nhau nhưng tóm lại chỉ là dùng lời nói suông ứng đối lại ...”. Ông còn đả kích lối văn “bác cổ” là thứ “trang sức phù phiếm”, không quan hệ đến việc nước việc dân. ... Từ năm 1727 trở đi, chế độ quan trường không được công bằng, tệ tham ô hối lộ trong thi cử đã dẫn đến việc tuyển chọn nhiều người thiếu đức, kém tài. Tuy vậy, thời kì này lại may mắn xuất hiện những sĩ phu nổi danh như Lê Quý Đôn; Ngô Thì Sĩ; Ngô Thời Nhậm; Phan Huy Ích; Phùng Khắc Hoan; Bùi Dương Lịch; Nguyễn Thiếp; Vũ Huy Tần ... Sau này một số sĩ phu nói trên đã theo lời hiệu triệu của nhà Tây Sơn tập hợp thành những “La Sơn Phu Tử” đầu quân cho Nguyễn Huệ - Quang Trung đánh đuổi quân ngoại xâm phương Bắc, thống nhất nước nhà.

Nghĩ lại lời mở đầu trong tác phẩm “Bình Ngô Đại cáo” của thi hào Nguyễn Trãi từng viết: Nước Việt Nam ta từ trước đến nay thời nào cũng có nhân tài, hào kiệt. Tuy vậy do cơ chế tuyển chọn khác nhau, sự tâm huyết, đối với dân với nước cũng khác nhau, nên nhân tài nước Việt cũng có lúc thịnh, lúc suy.

Hướng tới việc tìm kiếm, đề cử người có tài có đức cho Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp tới, thiết nghĩ với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, không lí gì chung ta không làm được như người xưa. Nhân tài luôn là chìa khóa của mọi sự phát triển và như cách nói xưa là gốc rễ của sự nghiệp chấn hưng đất nước. Muốn có nhân tài giỏi, thì trước hết phải có một nền giáo dục hoàn thiện, một cơ chế tuyển chọn, đề cử có trách nhiệm cao, đặc biệt là tính kỉ cương và tính nhân văn. Nếu không chúng ta sẽ chỉ sản sinh ra những “nhân tài giả”, những “tiến sĩ giấy” và những cán bộ chỉ biết vơ vén cá nhân, làm hại cho đất nước. Hãy học những cách làm hay của cha ông xưa...

Nguyễn Tấn Tuấn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động