Giải quyết khiếu nại về quyền sử dụng đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích ở huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh:

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”

Đó là kiến nghị của cụ Trần Phú Đức, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cựu tù Côn Đảo, 60 năm tuổi Đảng, và vợ là cụ Lê Hà Minh, đại diện gia tộc cụ Đặng Văn Khích. Cụ Đức, cụ Minh có “Đơn khiếu nại” đòi lại chủ quyền sử dụng đất từ ngày 20/11/2018; nay tiếp tục có đơn khiếu nại, bởi nhiều dấu hiệu làm trái trong giải quyết khiếu nại, thể hiện ở Báo cáo kết luận Thanh tra chưa được giải quyết dứt điểm, nên yêu cầu có một cuộc thanh tra toàn diện!...
Báo cáo đã 21 năm của Thanh tra thành phố

Ngày 25/12/1999, cụ Khích cùng gia tộc tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Tổng Thanh tra Nhà nước. Thanh tra Nhà nước có Biên nhận nhận đơn số 01/NĐ-XKT ngày 11/1/2000. Quá trình xác minh, Thanh tra Nhà nước phát hiện nhiều tình tiết mới nên đề nghị Thanh tra thành phố báo cáo Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh.

Trong Báo cáo số 127 ngày 9/2/2001, về việc giải quyết khiếu nại của cụ Khích, ngụ tại ấp Trảng Lắm, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi của Thanh tra TP Hồ Chí Minh, gửi Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh, có nội dung nhận xét và kiến nghị:

Một, đối với UBND xã Trung Lập Hạ: Chỉ dựa vào một ý kiến của ông Huỳnh Văn Thắng để xác định, quá trình sử dụng đất: “Cụ Đặng Thị Ở canh tác trước năm 1946, nhưng do đất cằn cỗi nên bỏ đi”; “cụ Đặng Văn Hồ có mượn tiền của địa chủ Nguyễn Văn Chường năm 1952, nên ông Chường nhờ ông Truyện đứng ra bán đất”. Thực tế có rất nhiều bà con, cán bộ hưu trí sống lâu năm xác nhận cụ Ở bị Pháp đóng trăng, dỡ nhà nên phải chuyển chỗ ở nhưng UBND xã không dựa vào báo cáo. Việc cụ Hồ mượn tiền không thể dựa vào biên bản xác minh với 1 người để xác định, hơn nữa cụ Đặng Văn Hồ đã chết khoảng năm 1907.

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”
Cụ Trần Phú Đức chỉ 2 tay về phần đất có nguồn gốc của gia tộc cụ Đặng Văn Khích

Báo cáo sự việc mâu thuẫn, thể hiện sự thiếu khánh quan. Tại báo cáo ngày 10/3/1992 của UBND xã có ghi: Năm 1978, cụ Khích lợi dụng quyền hạn (Đại uý Công an) tự chiếm đất, đến năm 1985,cụ Khích đồng ý biểu quyết đưa đất đó vào quy hoạch. Nhưng tại Tờ trình số 01/TT-UB ngày 16/8/1997 của UBND xã ghi: Sau ngày 30/4/1975, cụ Khích tự chiếm đất để canh tác. Năm 1977, chính quyền địa phương thu hồi đất đưa vào tập đoàn. Trong khi đến năm 1983, cụ Khích có đăng kí đất theo Chỉ thị 299/TTg thì UBND xã không báo cáo rõ sự việc.

Quá trình xử lí của UBNĐ xã không công bằng: Cũng tại phần đất này ông Nguyễn Văn Nghĩa, ở trong ấp Trăng Lắm ra cất quán 30m2, rồi sửa chữa thành nhà 125m2 như hiện nay nhưng xã không xử lí. Còn đối với hộ cụ Khích xây cất, sửa chữa, xã lập biên bản đình chỉ ngay. Khi HTX tan rã, nhiều xã viên lấy đất lại canh tác và sang nhượng (kể đất công đất có nguồn gốc ông bà) nhưng không bị xử lí, trong khi hộ cụ Khích lấy lại đất xã cương quyết thu hồi.

Quản lí đất lỏng lẻo. Thể hiện việc giao phần đất bên Tây hương lộ 2 (có 4 hộ cất nhà, quán) cho Ban Nhân dân ấp quản lí, tự cho các hộ dân cất và sửa chữa nhà. Lập hợp đồng cho thuê, tự thu tiền thuê để sử dụng vào hoạt động của ấp. Còn gia đình ông Đặng Văn Khoái có sử dụng đất một thời gian sau giải phóng, nhưng khi con ông Khoái là Đặng Thị Hoan về cất nhà thì xã, huyện đình chỉ ngay là không công bằng.

Hai, đối với Chi ủy ấp Trảng Lắm, Đảng ủy xã Trung Lập Hạ: Từ ngày 24/11/1989 và ngày 7/12/1989, Ban Chấp hành Đảng ủy đã họp thống nhất khai trừ cụ Khích ra khỏi Đảng vì lí do chiếm đất. Nhưng lại đồng ý cho ông Phan Văn Hoàng viết “giấy mượn đất” đưa cụ Khích kí ngày 25/2/1990, để rồi đến ngày 25/5/1990, Chi bộ tiếp tục họp kỉ luật ông Khích là không bình thường.

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”
Văn bản số 4119/UBND- NCPC ngày 4/7/2017, của UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Biên bản làm việc với Thanh tra Thành phố ngày 17/10/2000, ông Trần Văn Cường, Bí thư xã ủy xã Trung Lập Hạ cho biết: Mục đích xã thu hồi phần đất trống hơn 5.000m2 (cụ Khích đang khiếu nại) để làm sân bóng, nhà văn hóa xã. Tuy nhiên, tại phần đất bên Tây hương lộ 2 diện tích 7.800m2 hiện nay xã chưa sử dụng hết, còn 1/3 đất bỏ trống, 4 hộ dân chỉ sử dụng khoảng 280m2, trong đó 3 hộ chỉ tạm mượn để buôn bán khi Nhà nước cần sẽ giao trả (Biên bản làm việc với Thanh tra thành phố ngày 17/10/2000), chỉ có 1 hộ sử dụng 100m2 có nguyện vọng được ổn định chỗ ở, nhưng Bí thư xã cho biết sẽ bán quyền sử dụng 1/3 phần đất 7.800m2 cho các hộ đang sử dụng nếu các hộ có nhu cầu là không hợp lí.

Ba, đối với UBND huyện Củ Chi: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại số 269/QĐ-UB ngày 19/8/1996 có nhiều tình tiết thiếu căn cứ, thiếu chính xác. Thể hiện:

Không có chứng cứ pháp lí xác định ông Chường đoạn mãi đất là do ông Xôm mượn tiền. Thực tế, xã và huyện chỉ dựa vào lời trình bày của ông Thắng, nhưng ông Thắng trình bày lúc thế này, lúc thế khác không trung thực. Quyết định của UBND huyện Củ Chi ghi: Vì ông Chường làm làng cho Pháp và là địa chủ nên Nhà nước Cách mạng đã tịch thu quản lí 14.830m2 đất, nhưng đến nay không có tài liệu nào chứng tỏ Nhà nước đã tịch thu phần đất trên.

Ngày 30/9/1989, các con ông Chường gửi đơn xin lại đất nhưng quyết định của UBND huyện Củ Chi ghi: Sau năm 1975, Ban Nhân dân ấp Trảng Lắm vận động ông Chường hiến đất làm sân phơi và nhà kho là không chính xác. Quyết định đã bỏ qua quá trình sử dụng đất, đăng kí đất của cụ Khích từ sau năm 1975 đến năm 1984.

Thực tế cụ Khích đang sử dụng 4 thửa 46, 67, 68, 151 diện tích 7.929m2 và đang khiếu nại xin được tiếp tục sử dụng 4 thửa trên, nhưng quyết định của UBND huyện Củ Chi chỉ ghi diện tích 4.508m2 thuộc thửa 67.

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”
Văn bản số 4463/VPCP-V.l ngày 18/7/2022 “V/v chuyển đơn thư của công dân” (danh sách kèm theo, có cụ Trần Phú Đức), của Văn phòng Chính phủ, gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, để xem xét, rà soát, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bốn, đối với Sở Địa chính Nhà đất TP Hồ Chí Minh: Tại Quyết định giải quyết khiếu nại số 452/QĐ-ĐC ngày 19/6/1998, có làm rõ quá trình sử dụng đất của gia đình cụ Khích từ sau năm 1975 đến 1984, nhưng khi giải quyết lại căn cứ vào nguồn gốc đất và giấy mựợn đất do cụ Khích kí, trong khi cụ Khích đang khiếu nại về nguồn gốc đất và tình hình quản lí sử dụng đất khi HTX giải thể.

Năm, đối với Thanh tra thành phố: Không xác minh làm rõ sự việc theo đơn khiếu nại của cụ Khích, chỉ dựa vào quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Củ Chi và Sở Địa chính để báo cáo đề xuất UBND TP công nhận cách giải quyết của Sở Địa chính và UBND huyện Củ Chi.

Những ý kiến, đề xuất

Xác định phần đất cụ Khích đang khiếu nại thuộc 4 thửa 46, 67, 68. 151 diện tích 7.929m2, trong tổng diện tích 8.029m2 bên Đông hương lộ 2. Đất có nguồn gốc của cụ Nên; việc mua bán đất giữa ông Chường với ông Tơ và ông Truyện là gian dối, không có thật nên không được công nhận.

Đối với cụ Khích đã có quá trình sử dụng phần đất 8.029m2 từ sau năm 1975 đến năm 1984, có đăng kí đất theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1985, cụ Khích đưa đất vào HTX. HTX có quy hoạch phần đất 8.029m2 để làm sân phơi và nhà kho. Tuy nhiên năm 1988,HTX giải thể nên quy hoạch trên không còn phù hợp. Tại Biên biên làm việc ngày 30/10/2000 của Thanh tra thành phố với ông Thắng nguyên Bí thư Chi bộ ấp Trảng Lắm và biên bản làm việc ngày 10/11/2000 của Thanh tra huyện Củ Chi với ông Phan Văn Hoàng, nguyên Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Trảng Lắm, thì khi HTX giải thể, có một số hộ dân xâm canh và chủ cũ thuộc HTX quản lí đã gửi đơn cho HTX xin nhận lại đất. HTX nhận đơn chưa giải quyết thì họ tự chiếm sử dụng đến nay. HTX không giữ lại phần đất nào ngoài phần đất có liên quan đến gia tộc cụ Khích. Có thể thấy, việc xử lí của ấp Trảng Lắm và xã Trung Lập Hạ không công bằng nên cụ Khích cùng gia tộc khiếu nại là có cơ sở.

Cụ Nên có 3 người con, 2 người con chết độc thân, chỉ có chị của cụ Minh trực tiếp sử dụng đất trước năm 1945.

Cụ Minh 4 người con, trong đó có 3 người con tham gia Cách mạng (Việt Minh), cụ thể: Cụ Đặng Văn Mành (cha cụ Khích) là liệt sĩ chống Pháp, có con là Đặng Văn Xây cũng là liệt sĩ chống Pháp; cụ Khích thương binh; con cụ Khích là Đặng Văn Tổng liệt sĩ chống Mỹ. Cụ Đặng Văn Đợi: Liệt sĩ chống Pháp. Cụ Đặng Thị Ở: Tham gia chống Pháp và chống Mỹ; liệt sĩ và là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cụ Đặng Văn Khoái có con là Đặng Văn Hùng liệt sĩ chống Mỹ; Đặng Văn Lăng là thương binh chống Mỹ.

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”
Báo cáo số 127 ngày 9/2/2001, “V/v Giải quyết khiếu nại của cụ Khích, ngụ tại ấp Trảng Lắm xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi” của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, gửi Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Bản thân cụ Khích là thương binh, cán bộ hưu trí, có 5 người con đã lập gia đình, thực sự có nhu cầu sử dụng đất.

Xét nguồn gốc đất, xét quá trình sử dụng đất của cụ Khích, Thanh tra thành phố kiến nghị Thường trực UBND TP chấp thuận cho cụ Khích được tiếp tục sử dụng phần đất thuộc 4 thửa 46, 67, 68, 157, diện tích 7929m2 (đã trừ 100m2 do lớp mẫu giáo đang sử dụng). Kiến nghị Thường trực UBND TP chỉ đạo kiểm điểm xử lí những cán bộ cố tình báo cáo sai sự thật trong việc giải quyết khiếu nại của cụ Đặng Văn Khích.

Theo hồ sơ: Kết quả xác minh của Thanh tra thành phố, thể hiện nhiều dấu hiệu sai phạm và mâu thuẫn trong quá trình xác minh, thanh tra, trả lời nội dung khiếu nại của cụ Lê Hà Minh dẫn đến việc báo cáo kết quả của UBND huyện Củ Chi tại Văn bản số 63/UBND-VP giải quyết đơn của cụ Trần Phú Đức và cụ Lê Hà Minh ngày 5/1/2016 (sau đây gọi là Văn bản 63); và Văn bản số 4119/UBND- NCPC ngày 4/7/2017 của UBND thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Văn bản 4119) có nội dung thể hiện không đúng nội dung sự việc, có dấu hiệu gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia tộc cụ Khích.

Ông cố cụ Minh là cụ Nên có 16.230m2 đất, trong đó có 7.539,8m2 đã được các thừa kế của cụ Khích, cũng là thành viên gia tộc họ Đặng quản lí và sử dụng. Hiện còn 10.263m2, đang bị ông Nguyễn Trọng Nghĩa và UBND xã Trung Lập Hạ chiếm dụng không có căn cứ. Do đó, cụ Minh đại diện cho gia tộc mình khiếu nại yêu cầu trả đất này, nhưng không được chấp nhận với lí do: “Nhà nước không chấp nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Khoản 5, Điều 26, Luật Đất đai năm 2013);

Tuy nhiên, theo Văn bản số 63, việc xác định biến động quá trình sử dụng đất làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại có nhiều nội dung thể hiện không khách quan, không đúng sự thật, dẫn đến có nhiều mâu thuẫn với các chứng cứ có trong hồ sơ. Cụ thể:

Cơ sở được Chủ tịch UBND thành phố đưa ra nhằm bác toàn bộ khiếu nại của cụ Minh và cụ Đức đối với 10.263m2 đất của gia tộc họ Đặng là “đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước”. Tuy nhiên, tại Văn bản 4119, UBND thành phố không đưa ra căn cứ thu hồi đất và “giao đất theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng”đối với thửa đất này là như thế nào? Đất của gia tộc họ Đặng được giao cho ai, do “thực hiện chính sách” nào của Nhà nước?

Trong khi đó, Điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, quy định: “Nhà nước chỉ không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau:

+ Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

+ Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;

+ Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;

+ Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng”.

Có thể thấy, xét về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất thì 10.263m2 đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều 26 Luật Đất đai năm 2013: “5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

“Cần một cuộc thanh tra toàn diện”
Văn bản số 63/UBND-VP ngày 5/1/2016 của UBND huyện Củ Chi

Không thể coi là đất vắng chủ!

N?i dung Thông báo số 42/TB-UB ngày 26/9/2003 của UBND xã Trung Lập Hạ khi xem xét Đơn khiếu nại đòi lại đất cho rằng: “Sau năm 1975, Nhà nước quản lí số diện tích trên (là đất vắng chủ) để xây dựng Trường tiểu học Lê Văn Thể và nhà kho sân phơi hợp tác xã nông nghiệp...”, là không phù hợp với sự thật khách quan. Bởi các lẽ:

Việc xác định diện tích đất của gia tộc họ Đặng là đất vắng chủ làm căn cứ xác định quyền quản lí của Nhà nước vào thời điểm này là hoàn toàn không phù hợp với quy định tại: Điều 4, Thông tư số 73/TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lí đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị:“Đất vắng chủ, mà người quản lí không là cha mẹ đẻ, con đẻ, vợ hoặc chồng hợp pháp của người chủ đi vắng, đều do Nhà nước trực tiếp quản lí, và Nhà nước sẽ xét giải quyết một cách thoả đáng khi người chủ đi vắng trở về ”. Vậy, nếu cho rằng diện tích đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích là đất vắng chủ sau khi địa chủ Chường bỏ hoang nên Nhà nước trực tiếp quản lí diện tích đất này, thì khi người chủ trở về, Nhà nước phải giải quyết một cách thỏa đáng trong việc sử dụng đất cho những người trong gia tộc họ Đặng. Việc đất vắng chủ trong thời gian chiến tranh không là cơ sở để Nhà nước tước bỏ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất này.

Bên cạnh đó, phải xét đến lí do đất vắng chủ, ở đây những người trong gia tộc họ Đặng dưới sự đàn áp của địa chủ đã không thể tiếp tục canh tác trên đất và đi tham gia kháng chiến từ năm 1945-1975. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người trong gia tộc họ Đặng đã anh dũng hi sinh, trong đó có cụ Ở là mẹ của cụ Minh, bà nội của cụ Khích vừa là liệt sĩ, vừa là Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhiều sự việc không đúng sự thật khách quan

Sau khi Hợp tác xã giải thể, mọi người đều được nhận lại đất đã đưa vào Hợp tác xã. Tuy nhiên, chỉ có phần đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích là không được xem xét giải quyết. Mặc dù có khiếu nại của những người trong gia tộc họ Đặng và Nhà nước đã có chủ trương, biện pháp quy định tại Chỉ thị 47 CT/UB-TW ngày 31/8/1988.

Trên cơ sở quán triệt các chính sách của Đảng và Nhà nước về ruộng đất, điều tra, nắm chắc tình hình tuộng đất và các hộ sử dụng ruộng đất ở địa phương, nhưng UBND huyện Củ Chi đã không xác định, điều tra rõ tình hình ruộng đất của gia tộc họ Đặng dẫn đến từ năm 1988, mặc dù đất chưa được sử dụng, người nhà họ Đặng như bà Đặng Thị Hoan, Đặng Thị Ngăm không có chỗ ở, không có đất canh tác nhưng khi cất nhà hay sử dụng đất đều bị ngăn cấm và xử phạt hành chính.

Có thể thấy, báo cáo về quá trình diễn biến sử dụng 16.230m2 đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích, đã có nhiều sự việc không được ghi nhận đúng sự thật khách quan; các báo cáo và văn bản kết luận của UBND huyện Củ Chi không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Ngay từ đầu, vì xác định có việc chuyển nhượng đất của những người thừa kế cụ Nên cho địa chủ Chường vào năm 1943, đối với toàn bộ phần đất do cụ Nên đứng bộ vào năm 1879, đã dẫn đến việc thu hồi, quản lí đất không đúng quy định.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra xác minh và có chứng cứ chứng minh việc mua bán đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích cho địa chủ là hoàn toàn không có cơ sở. Nhưng UBND huyện Củ Chi vẫn ghi nhận sự việc này tại Văn bản số 63 là thể hiện dấu hiệu không khách quan và không trung thực, dẫn đến việc đánh giá sai lệch của UBND TP Hồ Chí Minh đối với vụ việc và thể hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia tộc cụ Đặng Văn Khích.

Giải quyết khiếu nại không có cơ sở

Tại Biên bản làm việc cuộc họp liên ngành của Thanh tra thành phố ngày 22/3/2017, “Ý kiến của huyện Củ Chi (do Chánh Thanh tra huyện Củ Chi dự): Gốc đất do cụ Nên đứng bộ, không bán cho địa chủ; do huyện Củ Chi lập luận gốc đất bán cho địa chủ nên Nhà nước quản lí. Ngoài ra, Báo cáo 127 của Thanh tra thành phố đã báo cáo nguồn gốc đất. Trên cơ sở đó, cuộc họp có kết luận: “Do có chứng cứ cụ Nên vẫn đứng bộ không bán cho địa chủ; tập đoàn giải thể, gia đình ông Lăng không được sử dụng đất đã đưa vào tập đoàn do chính quyền không cho, trường hợp ông Lăng đã có bản án của Tòa án, gia đình có nhiều con cháu tham gia cách mạng nên các ngành thống nhất đề nghị Chánh Thanh tra huyện Củ Chi về báo cáo lại Chủ tịch huyện về việc có xem xét lại Văn bản số 63”.

Khi tiến hành xem xét, thanh tra, Thanh tra thành phố và Thanh tra huyện Củ Chi đều xác định tình trạng sử dụng đất sau năm 1945, liên quan đến có hay không việc những người thừa kế của gia tộc cụ Đặng Văn Khích chuyển nhượng phần đất của gia tộc cho địa chủ Chường, thì xác định được không có sự việc này. Tuy nhiên, UBND huyện Củ Chi vẫn có công văn trả lời giữ nguyên Văn bản 63 là hoàn toàn phi lí.

Chưa hết, Văn bản 4119 nhận định: Phần đất nông nghiệp đã được sử dụng, đăng kí theo Tài liệu 299/TTg và đưa đất vào tập đoàn (sau là Hợp tác xã) nên không còn là đất của gia tộc và hiện đất đã được Nhà nước quản lí, xây dựng công trình công ích. Cụ Minh và cụ Đức đều không trực canh, không có quá trình sử dụng đất, không đăng kí sử dụng đất nên việc khiếu nại xin trả lại đất là không có cơ sở xem xét.

Nguyên nhân của mọi vấn đề cho việc không trả lại đất được nhận định là đất này hiện đã được giao cho Nhà nước quản lí. Trong khi, có cơ sở chứng minh năm 1977, Nhà nước quản lí đất của gia tộc cụ Đặng Văn Khích là hoàn toàn không tuân thủ bất cứ một chính sách nào vào thời điểm này. Thực tế, việc chuyển quyền sử dụng đất năm 1943 giữa ông Tơ, ông Truyện và ông Lụa với ông Chường (địa chủ) là không có. Và sau năm 1975, chủ sử dụng đất là con cháu gia tộc cụ Đặng Văn Khích canh tác đất, đến năm 1977, Nhà nước trực tiếp quản lí đất lại không có bất cứ văn bản thông báo trưng thu, trưng mua hay tịch thu, thu hồi. Trong khi, người của gia tộc cụ Đặng Văn Khích vẫn canh tác trên đất. Mặt khác, việc tiếp nhận, quản lí đất của Nhà nước vào năm 1977 theo báo cáo của UBND huyện Củ Chi là sự tiếp nhận thể hiện không có căn cứ, vì không phù hợp với bất cứ chính sách đất đai nào vào thời kì đó. Do đó, việc UBND TP Hồ Chí Minh viện dẫn Khoản 5, Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết khiếu nại của cụ Minh và cụ Đức có dấu hiệu thiếu cơ sở.

Nguyện vọng của người cao tuổi

Cụ Trần Phú Đức bức xúc: “Đã hơn 34 năm nay, gia đình chúng tôi là nạn nhân của hành vi thể hiện dấu hiệu việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một số cán bộ làm trái chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để thu hồi cưỡng chiếm trái phép đối với phần đất có nguồn gốc của gia tộc chúng tôi.

Xin được lưu ý: Hai báo cáo số 214 và số 127 của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cách đây đã 21 và 23 năm gửi Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh, có nội dung phân tích kĩ và đã đi đến kết luận: UBND huyện Củ Chi quản lí đất lỏng lẻo và xã Trung Lập Hạ giải quyết không công bằng nên cụ Đặng Văn Khích và gia tộc khiếu nại là có cơ sở. Đề nghị Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh giải quyết trả lại đất cho gia tộc cụ Đặng Văn Khích. Kết luận kiến nghị, Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo kiểm điểm, xử lí những cán bộ báo cáo sai sự thật. Nhưng đến nay, nội dung của báo cáo trên đang bị “bỏ quên”, dẫn đến những nội dung kiến nghị trong kết luận thanh tra đã không được xem xét, giải quyết dứt điểm.

Mới đây, ngày 18/7/2022, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 4463/VPCP-V. l chuyển đơn thư của công dân (danh sách kèm theo, có cụ Trần Phú Đức) gửi UBND TP Hồ Chí Minh để xem xét, rà soát, giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ văn bản này, tôi có đơn nêu nguyện vọng được lãnh đạo thành phố tiếp công dân, nhưng không được giải quyết, mà không hiểu tại sao?

Do vậy, nay chúng tôi buộc phải tiếp tục gửi đơn khiếu nại, kêu cứu, kêu oan, với mong muốn được lãnh đạo thành phố tiếp dân theo quy định của Luật Tiếp công dân, để có thể được đề đạt nguyện vọng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm xem xét, giải quyết có một cuộc thanh tra toàn diện đối với vụ việc của gia tộc”.

Điều 24 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định Trách nhiệm phát huy vai trò người cao tuổi: “1. Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình: a) Tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm”.

Tạp chí Người cao tuổi trân trọng chuyển nội dung phản ánh trên đây và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết nguyện vọng của người cao tuổi, là cụ Trần Phú Đức, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cựu tù Côn Đảo, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và vợ là cụ Lê Hà Minh, đại diện gia tộc cụ Đặng Văn Khích.

Nguyễn Quang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cần xem xét cấp đất ở và làm nhà tình nghĩa cho Mẹ VNAH Lê Thị Hừu để có nơi thờ cúng liệt sĩ

Cần xem xét cấp đất ở và làm nhà tình nghĩa cho Mẹ VNAH Lê Thị Hừu để có nơi thờ cúng liệt sĩ

Có chồng là nhà báo, liệt sĩ và có con là liệt sĩ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), nhưng chưa từng được cấp đất ở. Mẹ VNAH Lê Thị Hừu có đơn đề nghị được cấp đất ở và làm nhà tình nghĩa, để có nơi thờ cúng hai liệt sĩ từ năm 2003, nhưng chỉ nhận được những lời hứa, rồi mới đây nhất là văn bản của chính quyền thị xã Nghi Sơn, với nội dung bác bỏ toàn bộ quyền lợi của gia đình có công với nước. Đó là trình bày của Mẹ VNAH Lê Thị Hừu, sinh năm 1929, ở tổ dân phố Nổ Giáp 2, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gửi đến Tạp chí Người cao tuổi…
Chuyện “lạ”... bất ngờ có “Sổ đỏ”(?!)

Chuyện “lạ”... bất ngờ có “Sổ đỏ”(?!)

Một người cao tuổi bất ngờ được “tặng” một “sổ đỏ”, thay vì được nhận lời cảm ơn thì người được “tặng” lại khởi kiện người “tặng” ra Tòa án. Chuyện “lạ” có thật như đùa này xảy ra ở tỉnh Tiền Giang…
Vụ nữ sinh lớp 9 bị sát hại, chôn xác trong vườn ở TP Hải Phòng: Hình phạt nào cho hung thủ phạm tội giết người?

Vụ nữ sinh lớp 9 bị sát hại, chôn xác trong vườn ở TP Hải Phòng: Hình phạt nào cho hung thủ phạm tội giết người?

Thông tin ban đầu, nghi phạm bị cáo buộc đã sát hại bạn gái cùng tuổi, giấu xác trong vườn nhà bà ngoại tại xã An Hồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng...
Tiềm ẩn cháy, nổ từ loạt nhà xưởng, bãi trông giữ xe trái phép

Tiềm ẩn cháy, nổ từ loạt nhà xưởng, bãi trông giữ xe trái phép

Khu đất nông nghiệp có diện tích hàng nghìn mét vuông nằm trong ngõ 408, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh đã bị san lấp trái phép làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi trông giữ ô tô, xưởng sản xuất bàn ghế sofa... đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ xảy ra bất cứ lúc nào, khiến cho người dân sinh sống tại đây vô cùng bất an...
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của nhiều người cao tuổi (bà Nguyễn Thị Tiến, 66 tuổi; bà Nguyễn Thị Trang, 74 tuổi; bà Nguyễn Thị Nhàn, 75 tuổi...), ở tổ 15, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phản ánh về việc đất của gia đình họ được HTX nông nghiệp Khương Hạ giao sử dụng để sản xuất từ năm 1989.

Tin khác

Kiến nghị khẩn cấp của nhiều hộ dân, trong đó có nhiều người cao tuổi

Kiến nghị khẩn cấp của nhiều hộ dân, trong đó có nhiều người cao tuổi
Dự án Đầu tư xây dựng khu Trung tâm Chí Linh, TP Vũng Tàu, có 1.000 hộ dân có đất tại khu C bị quy hoạch treo gần 30 năm; người có đất tại các khu A, B, D gần 30 năm nay chưa được đền bù; và gần 200 khách hàng của chủ đầu tư Dự án là Công ty Đầu tư xây dựng và Dịch vụ du lịch, Bộ Xây dựng, nay là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) gần 30 năm nay chưa được nhận đất. Đây là phản ánh trong đơn kêu cứu khẩn cấp (lần 3) của nhiều hộ dân trong đó có rất nhiều người cao tuổi…

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng
Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ
Vừa qua, tại buổi kiểm tra hiện trường dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu, đoạn qua phường Quảng An, quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu dự án không thể chậm trễ và lùi thời hạn thông xe muộn hơn ngày 30/6/2024.

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù
Sau 2 ngày xét xử và nghị án, ngày 12/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiến hành tuyên án đối với cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng 12 bị cáo liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế; mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; nhận hối lộ và đưa hối lộ.

Hà Nội: Bắt Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô vì nhận hối lộ 1 tỷ đồng

Hà Nội: Bắt Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô vì nhận hối lộ 1 tỷ đồng
Ngày 12/4, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) đã nhận hối lộ 1 tỷ đồng.

Cần xem xét, giải quyết những kiến nghị của người dân địa phương

Cần xem xét, giải quyết những kiến nghị của người dân địa phương
Nhiều người dân, trong đó có người cao tuổi ở xã Đạp Thanh kiến nghị một số vấn đề còn bất cập tại địa phương, đề nghị các cơ quan chức năng xem xét làm rõ và giải quyết dứt điểm...

Cần nhanh chóng xem xét, giải quyết những kiến nghị của thương binh Nguyễn Công Mùi

Cần nhanh chóng xem xét, giải quyết những kiến nghị của thương binh Nguyễn Công Mùi
Ông Nguyễn Công Mùi, 72 tuổi, cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ, bị nhiễm chất độc da cam, thương binh hạng 4/4, lần đầu làm đơn xin được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trên mảnh đất diện tích hơn 60m2 mà gia đình sinh sống hợp pháp từ năm 1986. Tuy nhiên cho đến nay, gia đình ông Mùi vẫn chưa được các cơ quan chức năng TP Hà Nội xem xét, giải quyết dứt điểm...

Những bất cập trong báo cáo của thị trấn Phước Bửu

Những bất cập trong báo cáo của thị trấn Phước Bửu
Chủ tịch UBND thị trấn Phước Bửu báo cáo UBND huyện Xuyên Mộc về giải quyết đơn bà Đào Thị Ngọc Liên, 71 tuổi, phản ánh việc ông Đồng Văn Thông xây tường làm mất lối đi duy nhất vào phần đất đã có chủ quyền hợp pháp của bà Liên. Tuy nhiên, báo cáo của UBND thị trấn Phước Bửu lại có một số nội dung thể hiện bất cập, mâu thuẫn với các quy định pháp luật…

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “thần dược”: Người cao tuổi cần thận trọng kẻo “tiền mất, tật mang”!

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “thần dược”: Người cao tuổi cần thận trọng kẻo “tiền mất, tật mang”!
Tình trạng hàng chục loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe về xương khớp, tiểu đường, tự kỉ,… được quảng cáo rầm rộ và thổi phồng có công dụng như là “thần dược” trên mạng xã hội khiến cho người tiêu dùng, nhất là người cao tuổi luôn bất an khi lựa chọn sản phẩm…

Đại diện Công ty Sydney cam kết sẽ liên hệ người dân để trả dần tiền góp vốn

Đại diện Công ty Sydney cam kết sẽ liên hệ người dân để trả dần tiền góp vốn
Tìm kiếm các kênh đầu tư để sinh lời cho khoản tiền nhàn rỗi luôn là nhu cầu kiếm tiền chính đáng của mỗi người. Nắm bắt nhu cầu đó, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Sydney (Công ty Sydney) huy động vốn dưới hình thức góp vốn đầu tư từ người dân. Đến khi Công ty khó khăn không thể thanh toán tiền theo “Hợp đồng góp vốn” thì người dân mới kêu cầu khắp nơi nhưng không được giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, mới đây đại diện phía Công ty Sydney cam kết sẽ liên hệ người dân để trả dần tiền và hiện tại thì nhiều nhà đầu tư đã được trả tiền…

Nguyên đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương

Nguyên đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương
Phía bị đơn đã lấn chiếm mương thoát nước chung của các hộ liền kề rồi xây hàng rào trái phép, ông Hứa Văn Sang, 67 tuổi, phải vất vả khởi kiện ra Tòa yêu cầu tháo dỡ toàn bộ hàng rào đã lấn chiếm…

Cần quản lí và sử dụng hiệu quả các bãi than ở khu vực chùa Hồ Thiên

Cần quản lí và sử dụng hiệu quả các bãi than ở khu vực chùa Hồ Thiên
Theo phản ánh của Nhân dân, trong đó có nhiều người cao tuổi, ở hai xã Bình Khê và Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tại khu vực gần đường lên chùa Hồ Thiên, đã tồn tại nhiều bãi than, ước chừng hàng vạn tấn được phủ đất, do mưa, bão, nay đang dần phát lộ và gần như “vô chủ”, trong khi đất nước hiện đang phải nhập khẩu than phục vụ cho nhu cầu sản xuất điện...

Công ty của người cao tuổi đang thuê nhà hợp pháp, bị chủ nhà ngang nhiên khóa cửa, đổ rác

Công ty của người cao tuổi đang thuê nhà hợp pháp, bị chủ nhà ngang nhiên khóa cửa, đổ rác
Bà Trương Thị Hoàng Phi, 65 tuổi, đại diện theo pháp luật cho Công ty TNHH Dịch vụ du lịch khách sạn Hoàng Phi (Công ty Hoàng Phi) có trụ sở tại 10B đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh, có đơn tố giác bà Nguyễn Thị Thu Thủy có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác,…

“Đại án” Vạn Thịnh Phát: Bị cáo cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát vì đã "lắng nghe và thấu hiểu"

“Đại án” Vạn Thịnh Phát: Bị cáo cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát vì đã "lắng nghe và thấu hiểu"
Sáng 2/4, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục phần đối đáp.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh đến chết não ở Hà Nội: Phải xử lí nghiêm khắc

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh đến chết não ở Hà Nội: Phải xử lí nghiêm khắc
Cơ quan Công an đang điều tra làm rõ vụ việc một nam sinh lớp 8 bị bạn gọi người nhà đến hành hung do mâu thuẫn trong lúc chơi bóng rổ, dẫn tới chết não. Vụ việc đã được chuyên gia pháp lí bình luận...
Xem thêm
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Khởi tố Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An Nguyễn Duy Hưng

Ngày 15/4, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An.
Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu không thể chậm trễ

Vừa qua, tại buổi kiểm tra hiện trường dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Xuân Diệu, đoạn qua phường Quảng An, quận Tây Hồ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu dự án không thể chậm trễ và lùi thời hạn thông xe muộn hơn ngày 30/6/2024.
Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù

Cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bị tuyên án 10 năm tù

Sau 2 ngày xét xử và nghị án, ngày 12/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiến hành tuyên án đối với cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cùng 12 bị cáo liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trốn thuế; mua bán trái phép hóa đơn, chứ
Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Xây mồ mả, làm gì phải ganh đua nhau như thế?

Một ngày cuối năm 2023, tôi có dịp về quê. Khi ra nghĩa trang để thắp hương cho ông bà tiên tổ, tôi vô cùng bất ngờ bởi chỉ sau có mấy năm khu nghĩa trang của xã tôi không chỉ được mở rộng khá nhiều, mà các phần mộ đều được xây dựng to, đẹp khang trang.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được văn bản của Luật sư Nguyễn Công Tá, Giám đốc Công ty Luật TNHH Khôi Việt, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đơn vị được mời tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân là người cao tuổi ở khu tập thể 7B (nay là số 20 Trần Phú), phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền kiến nghị về cách làm việc của ông Lê Chưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

"Sao nỡ” lấp vịnh Bái Tử Long làm khu đô thị?

Theo phản ánh của Nhân dân trong đó có NCT, cạnh đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tuyến đường được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam thuộc địa phận phường Quang Hanh, một doanh nghiệp nhiều tháng nay đang triển khai lấp vịnh Bái Tử Long để xây dựng khu đô thị làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và cảnh quan không những của vịnh Bái Tử Long và cả vịnh Hạ Long...
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của nhiều người cao tuổi (bà Nguyễn Thị Tiến, 66 tuổi; bà Nguyễn Thị Trang, 74 tuổi; bà Nguyễn Thị Nhàn, 75 tuổi...), ở tổ 15, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội phản ánh về việc đất của gia đình họ được HTX nông nghiệp Khương Hạ giao sử dụng để sản xuất từ năm 1989.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được “Đơn tố giác” của cụ Vũ T. (xin giấu tên), 75 tuổi, phản ánh việc, cháu của cụ T. là Vũ Minh Đức, 31 tuổi, ở phường Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến làm việc với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự - xã hội, Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (theo Giấy triệu tập vì có liên quan đến vụ việc gây rối trật tự công cộng).
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của ông Quan Văn A, 69 tuổi, phản ánh việc, từ lâu nay, hai bên chân cầu Long Đại (nối phường Long Bình và phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) xuất hiện bãi tập kết cát, đất, đá “khủng” hoạt động ngày đêm, xe ben chạy ngược chiều gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đời sống, sức khỏe của người dân, nhất là người cao tuổi sinh sống ở khu vực cầu Long Đại.
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Sáng 22/3, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý cho NCT, khuyết tật ở Thanh Hóa.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận “Đơn cầu cứu” của ông Nguyễn Quốc Tùng, 62 tuổi, ở phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh và bà Trương Thị Mộng Thi, 61 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, phản ánh có dấu hiệu làm trái trong việc Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn/đưa người Việt Nam sang nước ngoài; dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện và Dịch vụ môi giới giới thiệu việc làm tại Canada.
Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Khởi tố 3 đối tượng thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát

Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát; thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uy
Phiên bản di động