Phòng bệnh khi trời lạnh

Gió mùa Đông Bắc khiến nhiệt độ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc giảm sâu, nhiệt độ xuống thấp nhất từ đầu mùa Đông. Thời tiết chuyển mùa cộng với ô nhiễm không khí là nguyên nhân làm nhiều người mắc các bệnh hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Tại Bệnh viện Phổi Trung ương, đã có khoảng 300 bệnh nhân nhập viện, tăng gấp rưỡi so với tháng trước. Theo các chuyên gia y tế, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc không khí ô nhiễm thì phổi, đường hô hấp là cơ quan bị tác động trực tiếp, dễ cảm nhiễm và hay bị bệnh nhất. Người cao tuổi, người có sức đề kháng kém hoặc mắc bệnh mạn tính thì rất dễ xuất hiện các cơn bệnh cấp tính.

Số người nhập viện tăng cao khi trời lạnh. Ảnh Báo ANTĐ
Số người nhập viện tăng cao khi trời lạnh. Ảnh Báo ANTĐ

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, các loại virut, vi khuẩn gây bệnh luôn có sẵn trong cộng đồng và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Trong điều kiện thời tiết thay đổi, có gió mùa, gió lạnh nên hạn chế ra ngoài; phải giữ ấm, đeo khẩu trang khi ra đường; ăn uống điều độ, thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng. Với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính, khi trời lạnh dễ gặp các đợt cấp của bệnh, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo các giai đoạn bệnh và tái khám định kì để có hướng dẫn điều trị cụ thể, không tự ý sử dụng đơn cũ đã được bác sĩ kê và không tự ý mua kháng sinh về điều trị.

Cùng với nhóm người cao tuổi thì trẻ em cũng là đối tượng dễ nhiễm bệnh liên quan đến đường hô hấp trong điều kiện thời tiết thay đổi, giá rét như hiện nay.

Giữ ấm cho người già và trẻ em khi trời chuyển lạnh. Ảnh IT
Giữ ấm cho người già và trẻ em khi trời chuyển lạnh. Ảnh IT

Những bệnh dễ mắc khi trời rét đậm

Bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh tim mạch, tăng huyết áp kịch phát, rất dễ gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Thời tiết rét đậm thì nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cũng tăng cao đối với người cao tuổi, đặc biệt là các bệnh gút, đau thần kinh liên sườn, đau lưng, thắt lưng, cứng khớp gối, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Thoái hóa khớp, cứng khớp vào mùa lạnh làm người bệnh khó vận động, đau nhức gây khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt mỗi khi mùa lạnh đến cũng tăng với người cao tuổi. Nam giới mắc bệnh tiền liệt tuyến càng lạnh càng đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm…

Phòng bệnh cho trẻ

Cho trẻ vui chơi nơi kín gió, chú ý môi trường thông thoáng đề phòng virut gây bệnh hô hấp phát tác. Không nên cho trẻ ra ngoài chơi khi nền nhiệt ngoài trời dưới 15 độ C, có gió, mưa ẩm hay buốt giá và chỉ chơi khoảng 9 - 10 giờ sáng hoặc 14 - 15 giờ chiều.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ, ban đêm nếu cần đắp thêm chăn, nhưng không nên quấn quá chặt khiến trẻ khó thở. Giữ ấm cơ thể (mặc ấm, đi găng, tất đầy đủ, đội mũ trùm tai, đeo khẩu trang), đặc biệt là bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu… nhất là khi cho trẻ ra ngoài. Cha mẹ chú ý khi trẻ chơi đùa mà toát mồ hôi cần cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi, vì nếu không sẽ rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi. Nếu trẻ có biểu hiện ốm, sốt, mệt mỏi thì không nên cho ra ngoài trời.

Cho trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả; ăn cân đối các nhóm dưỡng chất tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Giữ ấm cho người già và trẻ em khi trời chuyển lạnh. Ảnh IT

Đối với người cao tuổi

Để đề phòng đột quỵ, người cao tuổi và những người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) cần lưu ý kiểm soát huyết áp, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong máu định kì. Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đội mũ, đi tất chân, tất tay đầy đủ…

Không thay đổi tư thế đột ngột có thể gây tai biến do não thiếu máu. Khi tỉnh giấc không nên vội bước xuống giường ngay mà nằm trên giường một lúc cho tỉnh hẳn; sau đó ngồi dậy và chờ một lúc sau hãy đặt hai chân xuống giường. Sau khi đặt chân xuống nền nhà, chờ một lúc sau hãy bắt đầu đứng dậy bước đi.

Nên tránh ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi nhiệt độ quá thấp cơ thể dễ nhiễm lạnh, dẫn đến suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh khiến cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước… gây méo miệng, lệch mặt. Vận động, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lí.

Cần ăn đủ chất, tăng cường cá, ngũ cốc thô và rau quả; hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, rượu, thuốc lá. Người cao tuổi nên ăn nhiều bữa trong ngày; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, bột dinh dưỡng; ăn nhiều rau quả tươi; uống các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước. Tắm ở nơi kín gió và không tắm quá lâu; hạn chế tắm và gội cùng lúc.

Streptococcus pneumoniae - phế cầu khuẩn thường gây viêm phổi
Streptococcus pneumoniae - phế cầu khuẩn thường gây viêm phổi

Không chủ quan khi trời lạnh

Ngay cả những người khỏe mạnh cũng không được chủ quan với sức khỏe của mình khi trời lạnh. Ăn uống ưu tiên các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Hạn chế ăn đồ ăn lạnh.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày nhưng phải ở nơi kín gió và có thiết bị sưởi hoặc ủ ấm để tránh nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh; rèn luyện sức khỏe hàng ngày… Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời lạnh để tránh nguy cơ bị trúng gió, cảm lạnh.

Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Tuấn Nguyễn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.
Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lí hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD...
Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt, nơi chúng có thể không gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khi một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể cần điều trị tối thiểu hoặc thậm chí không cần điều trị, thì các loại khác lại phát triển mạnh và có thể lây lan nhanh chóng…
Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.

Tin khác

Nhận biết các dấu hiệu sớm của đột qụy

Nhận biết các dấu hiệu sớm của đột qụy
Đột qụy não là bệnh lí cấp tính, có thể xảy ra bất kì lúc nào và không có dấu hiệu báo trước. TS.BS Trần Song Giang, Trưởng Đơn vị C9, Viện Tim mạch Việt Nam có những chia sẻ giúp độc giả hiểu thêm về tầm quan trọng của vấn đề này…

Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?

Phình mạch máu não phát hiện bằng cách nào?
Phình mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm, tiến triển thầm lặng. Đây là tình trạng phình ra hay phồng lên ở một đoạn mạch máu não, thường xảy ra khi thành mạch máu bị yếu. Khi vỡ, gây nên chảy máu dưới nhện là một dạng tai biến mạch máu não rất nặng nề và tỉ lệ tử vong rất cao...

Lợi ích của việc uống trà chanh gừng

Lợi ích của việc uống trà chanh gừng
Trà chanh gừng là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích bạn cần biết...

Bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện 108 trong cuộc đại phẫu chiều 30 Tết đã được ra viện

Bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện 108 trong cuộc đại phẫu chiều 30 Tết đã được ra viện
Sau đúng 4 tuần được ghép tim từ người hiến chết não, bệnh nhân N.V.M (53 tuổi, Lạng Sơn) đã bình phục sức khỏe tốt và được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TTWQĐ 108) chúc mừng ra viện. Đây là bệnh nhân ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện TWQĐ 108.

Không gian văn hoá của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường trong “Lễ kỷ niệm 370 năm truyền thống”

Không gian văn hoá của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường trong “Lễ kỷ niệm 370 năm truyền thống”
Không gian văn hóa Thọ Xuân Đường nơi lưu giữ nhiều giá trị quý báu của dòng họ Phùng Thọ Am. Trong "Lễ Kỷ niệm 370 năm truyền thống Thọ Xuân Đường" không gian văn hóa đã thu hút rất nhiều đại biểu, khách quý quan tâm - Đây là chiều dài truyền thống làm thuốc cứu người được lịch sử lưu lại cho tới mai sau.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 909/SYT-NVY về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.

Đột qụy ở người già có bệnh lí nền cần phát hiện sớm và phòng ngừa

Đột qụy ở người già có bệnh lí nền cần phát hiện sớm và phòng ngừa
Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột qụy. Tuy nhiên, đột qụy không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Bằng cách xác định và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, người già sẽ có cơ hội giảm tỉ lệ mắc và tử vong do đột qụy gây ra…

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 23/2 - 1/3.

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 320 triệu đồng.

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Sau 43 ngày được các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện can thiệp động mạch vành, chăm sóc và điều trị tích cực, bệnh nhân N.T.P, 101 tuổi, ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn động mạch vành đã hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện trở về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình và niềm tự hào của các y, bác sỹ.

Protein nạc lành mạnh nên ăn thường xuyên

Protein nạc lành mạnh nên ăn thường xuyên
Protein nạc là nguồn thực phẩm với hàm lượng chất béo thấp, ít calo nhưng cung cấp lượng protein cao cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, giúp phát triển cơ bắp và kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng tầm toàn diện

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nâng tầm toàn diện
Được tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cùng trang sắm thiết bị y tế hiện đại, từ ngày 1/5/2023, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về cơ sở mới khang trang, bề thế, hiện đại (đường Tôn Thất Tùng, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên)…

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí quyết nho nhỏ…

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lời khuyên sử dụng thuốc ở người cao tuổi

Lời khuyên sử dụng thuốc ở người cao tuổi
Người cao tuổi có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc hơn, làm tăng nguy cơ tương tác bất lợi và tác dụng phụ của thuốc… Vậy làm sao để dùng thuốc an toàn ở lứa tuổi này?...
Xem thêm
Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.
Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệ
Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động