Cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác dân vận

Trong bài viết về công tác dân vận đăng trên báo Sự Thật ngày 15/10/1949, Bác Hồ viết: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém.

Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Công tác dân vận là vận động Nhân dân. Nhưng khi Bác nói “dân vận khéo” là vận động Nhân dân chân thành, đúng chủ trương, đường lối chính sách, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không khoa trương và hình thức.

Ở Tây Nguyên, có một biểu tượng về một người làm “dân vận khéo”. Đó là anh hùng Núp, tác giả “Đất nước đứng lên” - nhà văn Nguyên Ngọc đúc kết: “Đi với ông Núp nghĩa là đi vào dân, hầu như suốt đời ông ấy chẳng đi đâu khác nữa ngoài việc đi vào dân”. Suốt đời đi vào dân nên trên bàn thờ một số gia đình người Bahnar ở làng Sơtơr người ta đặt ảnh Núp trên bàn thờ, dân làng thờ Bok Hồ, Bok Núp cùng với ông bà cha mẹ họ. Suốt đời đi vào dân, Núp hành động và sống cuộc sống cùng dân làng mình, hồi Anh hùng Đinh Núp mất, sau đám tang theo nghi lễ trọng thể diễn ra ở Pleiku, làng Sơtơr tổ chức thêm một lần tang lễ cho người con ưu tú của họ, theo cách riêng của người Bahnar.

Khi nói về ông Kim Ngọc, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển bình luận: “Bài học về khoán hộ ở Vĩnh Phúc mãi còn giá trị, không phải ở cách cụ thể, mà ông Kim Ngọc giải quyết mà là ở chỗ ông đồng cảm sâu sắc trước tình cảnh đói nghèo của người dân, cùng đau nỗi đau của họ và dám tháo bỏ những quy định mà thực tiễn đã chứng minh không phù hợp để thúc đẩy phát triển”. Bí thư Kim Ngọc khi cùng Nhân dân thực hiện “khoán chui” đã cùng “lội ruộng như người nông dân và coi nông dân như máu thịt của mình”, suốt đời chỉ lo dân đói để tìm cách lo cho dân khỏi đói.

3421 2 1
Bộ đội biên phòng chủ động phối hợp chặt chẽ với địa phương làm tốt công tác dân vận

Anh hùng Núp, hay Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc không phải là những người trực tiếp làm công tác dân vận mà hiểu theo nghĩa là những cơ quan chuyên trách về công tác dân vận, nhưng họ như là những mẫu mực về “dân vận khéo” vì đã có được lòng dân, để làm Nhân dân tin tưởng. Bởi vì họ không nói suông mà “dân vận” bằng hành động, bằng việc làm cụ thể. Và những việc làm ấy đạt kết quả thiết thực.

Cho dù giờ đây chúng ta nói nhiều về công tác dân vận, nhưng vẫn còn đó không ít cấp chính quyền, không ít công bộc coi công tác dân vận là việc ở đâu đâu không liên quan đến công việc của mình, của cơ quan mình, mà đó là việc của những cơ quan chuyên trách lo việc vận động Nhân dân, như Mặt trận và các đoàn thể.

Như thể đả phá, khơi thông quan điểm sai lầm trên, trong bài báo chưa đầy 600 chữ về Dân vận, khi nói: “Vì sao phải dân vận?”, Bác nhấn mạnh: Dân vận là vì nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hạn cũng của dân, tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Cho nên, ở phần thứ 3 của bài báo với “tít phụ”: “Ai phụ trách dân vận?”, Bác đã chỉ rõ việc dân vận là việc của “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức Nhân dân”.

Còn nhớ nhiều năm trước, trong một cuộc tọa đàm do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức, khi bàn về công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước, đã có những nhận định cho rằng: “Sau gần 1 năm triển khai các nội dung của “Năm Dân vận”, công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước đã góp phần làm thay đổi thói quen, nhận thức, sửa đổi lề lối làm việc, nâng cao đạo đức công vụ, nhiều thủ tục hành chính rườm rà được cắt giảm rõ rệt tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp”. Những chuyển biến về công tác dân vận đã có, nhưng trong thực tế, “chỉ số hài lòng” của người dân hiện nay chưa cao.

Chừng nào dân vận còn chưa được hiểu là việc làm của tất cả các cơ quan công quyền, chưa thực hiện theo đúng tinh thần “bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hạn cũng là của dân” thì công tác dân vận cần phải nâng cao, đẩy mạnh nhiều hơn nữa. “Dân vận khéo” là để Nhân dân phải được thực hiện quyền làm chủ của mình, để được dân tin và dân theo. Những bài học lịch sử về công tác dân vận vẫn còn nguyên giá trị cho ngày hôm nay. Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi từng viết: “Lật thuyền mới biết dân như nước”. Trước đó, Hồ Nguyên Trừng con trai Hồ Quý Ly từng nói như một lời tiên tri về sự nghiệp của nhà Hồ: “Chỉ sợ lòng dân không theo”.

Bác Hồ là bậc thầy về cách viết giản dị, đã viết một cách dễ hiểu dân vận là việc của “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức Nhân dân”. Những “tất cả” đó phải được hiểu là việc của cả hệ thống chính trị. Nhưng đương nhiên, có những “cơ quan nòng cốt” cho công tác dân vận như Mặt trận và các đoàn thể. “Định nghĩa” trong bài báo “Dân vận” của Bác Hồ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm”. Chính là sứ mệnh mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang gánh lấy.

Thiết nghĩ, niềm tin của Nhân dân được khẳng định ở tổ chức đại diện cho Nhân dân là Mặt trận Tổ quốc. Nhân dân như Bác Hồ viết, không chờ những lời nói suông mà cần “những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Mặt trận đang làm và tiếp tục cần làm để Nhân dân tin, để đất nước phải được thực hành dân chủ “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân”. Yêu cầu khắc phục đang đặt ra bức thiết, để dân vận phải theo hướng “sâu sát với dân, hướng về cơ sở, thật thiết thực, hiệu quả, tránh hành chính hóa”. Đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của Nhân dân, để củng cố niềm tin của Nhân dân. Hiểu “Dân vận khéo” sâu sắc thì việc gì cũng thành công”! Do đó làm tốt công tác dân vận là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và công chức các cấp, các ngành, các địa phương để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!
Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tin khác

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động