Bản sắc văn hóa dân tộc qua chợ phiên vùng cao

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc bảo tồn phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa tộc người dưới mọi hình thức. Trong đó, có một hình thức bảo tồn hết sức sinh động và có sức lan tỏa lớn là những phiên chợ vùng cao, không gian sinh hoạt cộng đồng mang đặc trưng của những nét văn hóa cổ truyền...

Ở vùng cao Tây Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở các tỉnh vùng cao như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang,... Trải qua đời này qua đời khác, các dân tộc như Tày, Mông, Dao, Nùng, Giáy,… đã tạo dựng cho dân tộc mình một bản sắc văn hóa riêng, mang đậm những quan niệm nhân sinh trong đời sống của đồng bào vùng cao. Trải qua hành trình mưu sinh đầy gian khó, đồng bào vùng cao Tây Bắc luôn cố gắng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền bằng nhiều hình thức như thông qua các phong tục, tập quán, lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn học và trò chơi dân gian… Trong đó, chợ phiên luôn là không gian hiện hữu, diễn xướng văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc.

Sắc màu thổ cẩm tạo nên một màu sắc độc đáo ở chợ phiên vùng cao.
Sắc màu thổ cẩm tạo nên một màu sắc độc đáo ở chợ phiên vùng cao.

Nói đến chợ phiên thì ở miền xuôi cũng như miền ngược không có gì là lạ bởi, từ xa xưa cho đến nay, các địa phương đều duy trì hoạt động mang tính cộng đồng này. Tuy nhiên, khi nói đến vùng cao thì phải khẳng định, chợ phiên không đơn thuần là không gian trao đổi, giao thương hàng hóa mà còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù vùng miền. Ở vùng cao Tây Bắc, từ lâu đã nổi tiếng với các phiên chợ như chợ Bắc Hà (Lào Cai), chợ Mù Cang Chải (Yên Bái), chợ Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), chợ Cán Cấu (Si Ma Cai, Lào Cai), chợ Đồng Văn (Hà Giang)…Rồi những phiên chợ mang đậm sắc thái tình yêu như chợ tình Khau Vai (Mèo Vạc, Hà Giang), chợ tình (Sa Pa, Lào Cai). Mỗi khi nhắc đến những phiên này và hàng loạt những phiên chợ tại các xã, các huyện của các tỉnh vùng cao Tây Bắc người ta thường nghĩ đến một không gian văn hóa mang đậm màu sắc vùng cao được đồng bào nơi đây gìn giữ và “diễn xướng” tại mỗi phiên chợ.

Nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc được thể hiện ngay ở văn hóa xuống chợ. Đây là hoạt động văn hóa được lưu giữ từ bao đời nay ở vùng cao. Chợ phiên ở mỗi vùng được đặt ở khu trung tâm huyện hoặc xã. Không phải ngày nào chợ cũng được họp mà phiên chợ chỉ diễn ra vào ngày thứ 7 hoặc Chủ nhật hằng tuần. Vì thế, sau một tuần lao động vất vả, chuẩn bị mọi thứ hàng hóa, nông sản, đồng bào vùng cao cứ cuối tuần lại xuống chợ như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của họ. Ai xuống chợ cũng mang theo những thức hàng mà gia đình làm ra để mang bán tại chợ phiên. Thậm chí, có người không có hàng hóa mang theo vẫn dặt dìu xuống chợ phiên mỗi tuần. Người vùng cao xuống chợ như thể đi hội với bao điều mong đợi được trao đổi, giao lưu, mua bán. Vì thế, những ngày cuối tuần ở vùng cao Tây Bắc, không khí xuống chợ đông vui, tấp nập của đồng bào vùng cao đã dậy lên một sức sống như xua tan đi cái giá lạnh và vắng vẻ nơi sơn thẳm.

Tại chợ phiên, bản sắc về văn hóa trang phục được đồng bào các dân tộc thể hiện rõ nét. Mặc dù cuộc sống có hiện đại nhưng mỗi dân tộc đều giữ cho mình một bản sắc riêng về trang phục. Đây là sự hiện diện rõ nét nhất trong văn hóa cổ truyền. Khi xuống chợ, đồng bào các dân tộc mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp bình dị mà khỏe khoắn sắc chàm trên trang phục của đồng bào Tày, vẻ đẹp rực rỡ, tinh tế trên trang phục thổ cẩm của đồng bào Mông, Dao, Pà Thẻn,… Chính những bộ trang phục được đồng bào ăn vận trên mình đã tạo nên những sắc màu đặc trưng, tạo thành một vườn hoa đa sắc màu trong chợ phiên. Đó là những sản phẩm được chính bàn tay của người vùng cao thêu dệt nên, gửi gắm cả vào trong đó quan niệm, nếp sống, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.

Có một nét văn hóa dường như vô hình và trở thành nét độc đáo ở chợ phiên vùng cao Tây Bắc. Đó là cách bán hàng mang đậm nét những quan niệm nhân sinh của mỗi tộc người. Trải qua thời gian, người vùng cao vẫn gìn giữ được bản sắc độc đáo này. Nổi bật trong cách bán hàng này ở chợ phiên Tây Bắc là dân tộc Tày và dân tộc Mông. Tại đây, không hề có lời kì kèo ngã giá, mặc cả hay bớt một thêm hai. Người bán chỉ bán duy nhất một giá mà không hề thay đổi dù món hàng đó đến tan chợ không ai mua, rau quả có héo cũng không hạ giá, dù phải mang về cũng không phải tháo cho hết. Sở dĩ ở những chợ phiên vùng cao có cách bán một giá ở phiên chợ xuất phát từ phẩm chất thật thà, trung thực và thẳng thắn của đồng bào. Họ vốn là những con người sinh ra và lớn lên ở vùng cao nên không biết nói dối, nói thách, cũng không thích quanh co. Đồng thời, sự kiên định của đồng bào cũng là phẩm chất đáng quý của người vùng cao trong cuộc mưu sinh nơi núi thẳm suối ngàn.

Bên cạnh việc bán một giá, ở phiên chợ Tây Bắc còn có kiểu bán đôi. Cách bán này chủ yếu được áp dụng cho việc bán những con vật do đồng bào nuôi được. Chẳng hạn, bán đôi vịt, đôi gà, đôi lợn, đôi chó, đôi chim, đôi ngỗng. Khi đến chợ phiên, hiếm thấy khi nào đồng bào tách đôi để bán từng con vật mà chủ yếu là bán từng đôi một. Đôi khi khách muốn mua một con vịt hay một con gà về chế biến và dùng trong một bữa nhưng chủ hàng không bán mà yêu cầu khách phải mua cả đôi. Mặc dù có phiên chợ vì bán cả đôi nên khách không mua được, đồng bào vui vẻ mang con vật về, thả ra nuôi tiếp và cuối tuần lại mang ra chợ bán. Biết được nét phong tục này, đa số khách vui vẻ mua cả đôi về dùng dần. Theo Nghệ Nhân dân gian Ma Thanh Sợi, ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: “Việc bán đôi ở chợ phiên có từ xa xưa, đây không phải là cách làm khó cho khách mua mà xuất phát từ quan niệm nhân sinh được đồng bào gìn giữ từ bao đời nay. Đó là quan niệm về âm dương, về đôi lứa. Cái gì cũng phải đi đôi, có như vậy mới có sự phát triển một cách hài hòa”.

Nói đến chợ phiên vùng cao không thể không kể đến vốn văn hóa ẩm thực. Đây là bản sắc, là sự diễn xướng một cách sinh động nhất của văn hóa vùng cao. Mỗi phiên chợ vùng cao, góc ẩm thực bao giờ cũng đông khách và lắng đọng những tâm tư tình cảm của người vùng cao. Các món ăn được chiết suất từ trong chính cuộc sống của người vùng cao, được đồng bào bày bán tại chợ phiên. Phải kể đến các món ăn được đồng bào vùng cao lưu giữ như thắng cố ở chợ phiên Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), rượu ngô, rượu thóc Mù Cang Chải (Yên Bái), phở Bắc Hà, cơm lam Sa Pa, bánh chưng gùi Mèo Vạc, lạp xưởng, thịt sấy gác bếp, xôi ngũ sắc ở hầu hết các phiên chợ.

Có những “đặc sản” văn hóa chỉ có ở chợ phiên vùng cao được gìn giữ, bảo tồn như chợ phiên không phải để trao đổi hàng hóa mà để trao đổi, giao lưu tình cảm. Phải kể đến chợ tình Sa Pa, chợ tình Khau Vai. Đó là những không gian đặc biệt chỉ có ở vùng cao, nơi con người lấy đó làm không gian để yêu đương, gặp gỡ, đồng điệu.

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, bản sắc ở những phiên chợ vùng cao Tây Bắc đã ít nhiều bị mai một. Cụ thể là các nét văn hóa cổ truyền như trang phục, ẩm thực đã bị pha trộn bởi văn hóa bên ngoài, những mặt hàng kém chất lượng đã lấn át hàng hóa truyền thống, cách mua, bán đã mang đậm tính thương mại, văn hóa ẩm thực không còn giữ được nguyên bản sắc…

Tại các địa phương trong thời gian gần đây, trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch cộng đồng, cấp ủy và chính quyền đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng cao giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa chợ phiên được chú trọng bảo vệ và phát triển trong giai đoạn mới. Đặc biệt, việc gìn giữ bản sắc văn hóa chợ phiên sẽ tạo sức hút lớn đối với du khách, góp phần phát triển du lịch.

Nguyễn Thế Lượng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) và 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5), Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc phục vụ công chúng và NCT.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch và Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Khu di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng được mệnh danh là nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi, bởi nơi đây gắn liền với 3 trận thuỷ chiến chống quân xâm lược trong lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt. Nơi đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những người tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Tin khác

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024
Sáng 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024. Ông Võ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chủ trì cuộc họp; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; các Sở, ban, ngành liên quan; các phóng viên báo chí của Trung ương và địa phương.

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...

Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây
Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!
70 năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn hằn nguyên trong kí ức của những người chiến sĩ Điện Biên năm xưa ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Đến năm 2024 này, phần lớn cựu chiến binh ở TP Vinh từng tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã về với thế giới người hiền. Nhưng những câu chuyện liên quan đến những người lính ấy vẫn còn, và sẽ còn mãi với thời gian...

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin
Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á
Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà
HĐND tỉnh Lào Cai đã có nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025, tạo điều kiện cho Bắc Hà phát huy hiệu quả việc đưa tinh hoa văn hóa Mông, trong đó có khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”
Chúng tôi đã từng xem bộ phim tư liệu lịch sử “Điện Biên Phủ”, hay còn gọi là “Một vài hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ” của đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi.

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh
Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi
Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa, đồng thời thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Hà Tĩnh trong nỗ lực góp phần đưa ngành du lịch phát triển nhanh, bền vững.

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024
Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024
Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dự.

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
Hàng chục năm qua, ông Đặng Văn Thương, ở thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với đồng bào dân tộc Dao Thanh Y.
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam chính thức chia tay giải U23 châu Á 2024

Rạng sáng 27/4 (theo giờ Việt Nam), U23 Việt Nam bước vào trận tứ kết trong khuôn khổ VCK U23 châu Á 2024 với cuộc đối đầu U23 Iraq.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động