Bác sĩ Việt chỉ cách có thể loại bỏ Covid-19 khi lỡ hít phải

Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác thì cần phải ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng bằng cách tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m... đặc biệt, một nút chặn vô cùng quan trọng đó chính là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn.

Zing.vn dẫn lời TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19, về cách ngăn virus corona xâm nhập vào cơ thể.

Theo đó, bác sĩ Lê Quốc Hùng cho biết, cơ chế lây nhiễm và gây bệnh của Covid-19 như sau: Sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế, chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây gọi là giai đoạn ủ bệnh.

Giai đoạn phát bệnh sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Khi số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người, bệnh sẽ phát ra.

Theo bác sĩ Hùng, ở giai đoạn ủ bệnh người mang virus không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có khả năng âm thầm lây truyền virus sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác thì cần phải ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng bằng cách tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh trên 2m, đeo khẩu trang (bất cứ loại nào), thường xuyên rửa tay... theo như khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Tuy nhiên, kinh nghiệm của bản thân tôi thì còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua. Đây là nút chặn vô cùng quan trọng...đó chính là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Một khi virus vượt qua được những bức “tường lửa” nêu trên thì dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ đón sẵn để tiêu diệt nó”, bác sĩ Hùng cho biết.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị cho hai cha con người Trung Quốc bằng cách súc họng hàng ngày. Ảnh: Zing.vn
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị cho hai cha con người Trung Quốc bằng cách súc họng hàng ngày. Ảnh: Zing.vn

Như vậy, kể cả với người chưa nhiễm và người đã nhiễm, dung dịch sát khuẩn hầu họng sẽ là cứu cánh sau cùng để phòng chống nhiễm bệnh cũng như phát tán bệnh.

Tuy nhiên, vị bác sĩ nhấn mạnh, việc dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả.

Một số nguyên tắc cơ bản khi dùng nước súc họng

Thứ nhất, phải súc họng chứ không chỉ súc miệng. Ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng.

Thứ hai, một lần súc chỉ cần khoảng 5 ml là đủ, càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

Thứ ba, thời gian mỗi lần súc họng là khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa dung dịch xuống họng, giữ khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

Thứ tư, súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc 3 giờ/lần hoặc ngay sau khi ăn.

Thứ năm, trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch

Tuy nhiên, bác sĩ Hùng cho rằng, không nên chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Bởi, hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

Ngoài ra, ở mỗi loại dung dịch sát khuẩn sẽ có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại chỉ kéo dài 1 giờ nhưng có loại dài tới 4 giờ hoặc lâu hơn.

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trả lời trên Báo Sức khỏe & Đời sống, để tránh lây nhiễm người dân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người đã nghi ngờ có viêm phổi do n-CoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Khi xuất hiện dịch bệnh, nếu cộng đồng có tình trạng hoảng loạn sẽ làm rối loạn xã hội và cản trở tất cả các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy việc thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về nguy cơ, bình tĩnh và phối hợp với ngành y tế cũng là một hoạt động quan trọng để đảm bảo khống chế dịch bệnh hiệu quả

Ng. Ngọc (T/h)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.

Tin khác

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo
Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế, đấu thầu từ ngày 1-15/3.

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Dược phẩm THL bị xử phạt

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc  và Dược phẩm THL bị xử phạt
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dược phẩm THL.

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam
Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo
Trong 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 ca tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhiều ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi gây thương tích nặng.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 909/SYT-NVY về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học

Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 23/2 - 1/3.

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập

Xử phạt 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 320 triệu đồng.

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim

Cứu sống người bệnh 101 tuổi bị nhồi máu cơ tim
Sau 43 ngày được các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện can thiệp động mạch vành, chăm sóc và điều trị tích cực, bệnh nhân N.T.P, 101 tuổi, ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc nghẽn động mạch vành đã hoàn toàn khỏe mạnh, được xuất viện trở về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình và niềm tự hào của các y, bác sỹ.

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh Cà Mau: Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Tỉnh Cà Mau: Tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 28/2, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký ban hành văn bản hỏa tốc số 1405/UBND-KGVX gửi các sở ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Tỉnh Cà Mau: Phát hiện 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ

Tỉnh Cà Mau: Phát hiện 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, trên địa bàn TP. Cà Mau vừa ghi nhận 1 trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ.

Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu" đổi mới

Hệ sinh thái y tế “lấy sự hài lòng của người bệnh làm mục tiêu" đổi mới
Nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Y tế đã đến thăm, chúc mừng y bác sĩ, cán bộ y tế hệ sinh thái Bệnh viện Tâm Anh, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty Dược phẩm ECO.

Yêu cầu báo cáo vụ nhân viên giặt là tàng trữ ma túy trong bệnh viện

Yêu cầu báo cáo vụ nhân viên giặt là tàng trữ ma túy trong bệnh viện
Chiều 27/2, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê đã có công văn yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) báo cáo nhanh thông tin liên quan vụ việc Công an phát hiện hàng trăm viên ma túy trong cơ sở này.

Bộ Công thương: Khuyến cáo một số sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots không đảm bảo an toàn

Bộ Công thương: Khuyến cáo một số sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots không đảm bảo an toàn
Ngày 27/2, đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh vừa gửi thông tin cảnh báo tới cơ quan chức năng của Việt Nam về việc Công ty Premier Foods đang thu hồi các sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots do có thể chứa các mảnh nhựa.
Xem thêm
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động