Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống, Thanh Hóa: ,

30 năm vững bước trên đường phát triển

Tiền thân là Trường Bổ túc văn hóa và Trung tâm Dạy nghề huyện Nông Cống, sau 30 năm xây dựng và phát triển, với 4 lần đổi tên, thay đổi, bổ sung các chức năng, nhiệm vụ, đến nay Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) Nông Cống đã tự tin sánh bước với các cơ sở bạn về một bề dày lịch sử và thành tích đáng tự hào.
30 năm vững bước trên đường phát triển
Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nông Cống

Sau 30 năm một chặng đường từ Trường Bổ túc văn hóa và dạy nghề giai đoạn 1992-2001, Trung tâm GDNN-GDTX hiện nay, với bao thăng trầm, khó khăn, thử thách một quãng thời gian chưa dài nhưng cũng đủ lắng đọng trong tâm hồn những tình cảm, kỷ niệm sâu lắng về ngôi trường và thầy cô, với những thành quả rất đáng trân trọng. Thành quả đó có được xuất phát từ sự quan tâm của các thế hệ lãnh đạo huyện, sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc, sự tận tâm yêu nghề, mến trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, sự chăm chỉ, hăng say học tập, rèn luyện của các thế hệ học sinh và sự tin yêu của nhân dân huyện nhà. Nhân Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2022) và 30 năm ngày thành lập Trung tâm (1992 - 2022) tập thể cán bộ, giáo viên và các thế hệ học sinh lại có cuộc hội ngộ hân hoan đầy ý nghĩa.

30 năm vững bước trên đường phát triển
Những năm đầu Trung tâm luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm

Ôn lại những ngày đầu khi Trường Bổ túc văn hóa và Trung tâm Dạy nghề được sáp nhập thành Trường Bổ túc văn hóa và Dạy nghề theo Quyết định số 93/QĐ/UBND ngày 14/3/1992 của UBND huyện Nông Cống,. Đây là thời kỳ nhà trường gặp nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban giám đốc, tập thể các thầy cô giáo phải trăn trở và tìm cách tháo gỡ, từng bước khắc phục khó khăn. Đến năm học 1997-1998 trường được tiếp nhận địa điểm của trường Bồi dưỡng giáo viên. Trong thời gian này đã vượt qua những khó khăn thử thách về mọi mặt và đạt được những thành tích đáng tự hào đóng góp chung vào sự phát triển giáo dục của huyện nhà.

Năm 2002 -2006 Trường được thành lập, đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Nông Cống, theo Quyết định số 635/QĐ-CT ngày 4/3/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn này trường được đầu tư cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo các điều kiện cho việc dạy và học, Trung tâm đã xây dựng dãy nhà 2 tầng với 16 phòng học kiên cố và các phòng chức năng. Quy mô trường lớp phát triển, hàng năm có trên 20 lớp, với hơn 1 nghìn học sinh. Tiêu biểu nhất cho giai đoạn này là năm học 2006-2007 Trung tâm có 25 lớp, với 1335 học sinh, có 45 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đây là thời kỳ vươn mình đứng dậy, phát triển song song cả 2 lĩnh vực giáo dục thường xuyên và dạy nghề gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào, trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể: đã đào tạo hệ bổ túc văn hóa cấp THPT cho hàng trăm cán bộ xã; hàng ngàn học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông; có hàng trăm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, có nhiều giải nhất, nhì ở các môn văn hóa và khéo tay kỹ thuật; rất nhiều học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp … nhiều học sinh nối tiếp sự nghiệp trồng người của thầy cô giáo. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Những thầy cô có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo được nhiều học sinh giỏi trong giai đoạn này là các cô Lê Thị Giang, Lê Thị Thơm, Tô Thị Hồng Nhung; các thầy Đổng Thanh Sơn, Trần Văn Đàm, Trần Văn Hà...

30 năm vững bước trên đường phát triển
Đại hội chi bộ Trung tâm

Ở lĩnh vực dạy nghề, việc hướng nghiệp cho học sinh là một hoạt động chuyên môn thường xuyên, ngoài việc học 9 môn văn hóa học sinh còn được học nghề. Trung tâm còn liên kết với các trường đại học mở các lớp đào tạo đại học để nâng cao trình độ cho cán bộ huyện nhà.

Với những kết quả đạt được chi bộ, các tổ chức đoàn thể của Trung tâm được cấp trên ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng: Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch vững mạnh. Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Năm học 2006-2007, Trung tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Đoàn thanh niên được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; Hội Chữ thập đỏ được Trung ương Hội Chữ thập đỏ tặng Bằng khen, Công đoàn được Công đoàn Sở Giáo dục tặng Giấy khen...

30 năm vững bước trên đường phát triển
Nguyên Bộ Trưởng Bộ LĐTB và XH Nguyễn Thị Hằng về thăm và làm việc tại trung tâm

Giai đoạn 2006-2017, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Nông Cống được tách thànhTrung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề theo Quyết định số 2719/QĐ-UBND ngày 2/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Chặng đường 11 năm từ năm 2006 đến năm 2017 Trung tâm có sự thay đổi liên tục về cán bộ quản lý đã tác động rất lớn đến việc ổn định, phát triển của Trung tâm, đặc biệt là những khó khăn trong công tác tuyển sinh. Song dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám đốc, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực, trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ mang tính bước ngoặt, chất lượng đại trà hàng năm tăng lên rõ rệt, tỷ lệ thi tốt nghiệp và chất lượng mũi nhọn luôn nằm trong tốp đầu khối GDTX toàn tỉnh. Có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh (các năm đều có giải nhất, giải nhì) nhiều học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng... Trong các thế hệ học sinh giai đoạn này có em giờ làm bác sỹ, công an, giáo viên ... Những thầy cô có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo được nhiều học sinh giỏi trong giai đoạn này là các cô Lê Thị Giang, Tô Thị Hồng Nhung, Lê Thị Hằng, Lê Thị Minh, các thầy Lê Văn Nam, Phan Văn Ngà...

Thành tích tiêu biểu về chuyên môn giai đoạn này đó là: Năm học 2011-2012 có 3 giải quốc gia về giải toán trên máy tính cầm tay (cô Lê Thị Minh giảng dạy), có 23 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp đạt 100%, Trung tâm xếp thứ nhất toàn tỉnh ngành GDTX. Năm học 2013-2014, có 8 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, xếp thứ nhì ngành GDTX toàn tỉnh, có 4 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó có 2 giáo viên đạt thành tích xuất sắc được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen đó là cô Nguyễn Thị Dung, cô Trần Thị Thủy...

30 năm vững bước trên đường phát triển
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Nông Cống

Trung tâm Dạy nghề từ năm 2006 đến 2017 là giai đoạn Trung tâm hết sức khó khăn về mọi mặt, nhưng với tinh thần và sự quyết tâm cao của đội ngũ CBGV, CNV Trung tâm Dạy nghề đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Công tác đào tạo nghề hệ sơ cấp 87 lớp với 3.045 học viên; Liên kết đào tạo, dịch vụ gần 30.000 lượt người tham gia học. Về thành tích nổi bật Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch, vững mạnh. Công đoàn vững mạnh, xuất sắc. Trung tâm được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu. Đoàn thanh niên: được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen. Công đoàn đạt Bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam.

Thời kỳ 2017-2022, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề huyện Nông Cống được sáp nhập và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống theo Quyết định số 3119/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Thầy Lê Ngọc Lợi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, Bí thư Chi bộ. Sau khi Trung tâm được sáp nhập, được sự quan tâm, chỉ đạo chuyên môn của Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nông Cống, Trung tâm nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động. Cơ sở vật chất được huyện đầu tư xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng 12 phòng học, sửa chữa lại khu hiệu bộ, nhà lớp học 2 tầng, nhà xưởng, mua sắm bàn ghế mới cho 12 phòng, sân trường khang trang đảm bảo điều kiện cho dạy và học. Đơn vị luôn phát huy tinh thần đoàn kết, CBGV, NV, phụ huynh và học sinh luôn đồng thuận, ủng hộ, tạo được niềm tin, là địa chỉ đào tạo tin cậy của nhân dân khi gửi gắm con em cho Trung tâm đào tạo, năm học 2017-2018 là năm học đầu tiên khi sáp nhập Trung tâm có 186 học sinh văn hóa ở 3 khối, đến nay đã có 486 học sinh.

Hiện nay Trung tâm có hệ thống cơ sở vật chất khá bề thế, với 3 dãy nhà cao tầng gồm 20 phòng học, hội trường, khu nhà hiệu bộ, các phòng tổ chuyên môn, nhà xưởng và các phòng học chức năng với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy và học. Sân trường khang trang, thoáng mát đảm bảo điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục. Trung tâm có tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, luôn đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có ý thức trách nhiệm với công việc, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xây dựng được uy tín, xứng đáng với lòng mong mỏi, tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà, là một điểm sáng của ngành giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh.

30 năm vững bước trên đường phát triển
Khoảng khắc lưu luyến giữa thầy và trò

Trong 5 năm đầu sáp nhập là quãng thời gian Trung tâm gặp khó khăn về mọi mặt, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, môn thừa môn thiếu, phải hợp đồng thêm và huyện cử giáo viên tăng cường về hỗ trợ. Trước những khó khăn đó, tập thể cấp ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Trung tâm đã làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, xây dựng tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Trung tâm đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, coi đây là nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục. Các tổ chuyên môn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng lề lối, tác phong và hỗ trợ nhau trong công việc. Nhờ nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên, Trung tâm có 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đó là cô Ngô Thị Hạnh (A), cô Ngô Thị Hạnh (B), cô Nguyễn Thị Hương, cô Nguyễn Thị Dung (B) và thầy Nguyễn Hà Thanh; Trung tâm đạt giải 3 cấp tỉnh trong “Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm”, với đề tài “Mô hình nhà màng trong sản xuất rau an toàn” của các thầy Phạm Đức Hạnh, Đồng Minh Tiến, Nguyễn Hải Trường, Lại Văn Tâm; Cô Lê Thị Ngọc Hoa tổ Hành chính - Giáo vụ đạt giải 3 cấp huyện trong hội thi 990 năm danh xưng Thanh Hóa và giải 3 cấp tỉnh Hội thi “Vì rừng xanh quê hương”.

Những giáo viên tiêu biểu có nhiều học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học là cô Tô Thị Hồng Nhung, cô Nguyễn Thị Dung (môn Ngữ Văn), cô Nguyễn Thị Dung (môn Vật lý), cô Lê Thị Minh (môn Toán), cô Trần Thị Thủy (môn Hoá)…Cùng với đó, Trung tâm luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, kiến thức, kỹ năng cho học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học; đổi mới đột phá trong công tác phối hợp với các trường THCS để định hướng, phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS.

30 năm vững bước trên đường phát triển
Một buổi chào cờ tại Trung tâm

Năm học 2018-2019, tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100% (là trung tâm duy nhất có kết quả đậu tốt nghiệp 100%), có 11 giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải nhất môn Ngữ văn - giáo viên giảng dạy cô Nguyễn Thị Dung, giải nhì môn Lịch sử - cô Tô Thị Hồng Nhung) xếp thứ 3 toàn tỉnh ngành GDTX, được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018-2019. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp cho học sinh được Trung tâm coi trọng. Trên cơ sở kết quả học tập, điểm tuyển sinh của các trường để tư vấn cho học sinh trước, nhiều học sinh thi đậu vào các trường đại học...

Công tác giáo dục nghề nghiệp đào tạo và liên kết đào tạo nghề đạt kết quả cao, với trên 60 lớp, 2100 lượt học viên, công tác dịch vụ, liên kết đào tạo tuyển sinh trên 15.000 lượt học viên, 95% có việc làm, tự tạo việc làm sau đào tạo. Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn phát huy được vai trò của tổ chức trong tập hợp đoàn viên, thanh niên với những hoạt động rất sôi nổi, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Trung tâm trong các năm học. Công đoàn nhà trường luôn động viên đoàn viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, thực sự là mái ấm và là nơi tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm để làm giàu kiến thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên; kịp thời thăm hỏi, sẻ chia, động viên đoàn viên công đoàn khi bản thân hoặc gia đình có việc hiếu, việc hỷ. Tổ chức tốt các hoạt động xã hội - nhân đạo từ thiện, Công đoàn Trung tâm đã trao 386 xuất quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Duy trì thường xuyên đội bóng chuyền, đội cầu lông, tham gia các giải đấu trên địa bàn huyện đạt thành tích cao. Công đoàn Trung tâm luôn được đánh giá là công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng khen.30 năm vững bước trên đường phát triển

30 năm vững bước trên đường phát triển
Đào tạo các lớp nghề công nghiệp, nông nghiệp

Hoạt động của Đoàn thanh niên được đẩy mạnh, tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hoạt động sôi nổi, hiệu quả và thu hút được nhiều học sinh tham gia, góp phần vào duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên và học sinh tham gia; tạo diễn đàn để các em được thể hiện năng khiếu được khẳng định bản thân. Trong Hội thi “Khi tôi 18” đạt giải nhất huyện, giải ba toàn tỉnh khối THPT và Trung tâm GDNN-GDTX. Đoàn làm tốt công tác động viên khuyến khích những học sinh có hoàn cảnh khó khăn qua chương trình “Tiếp sức học sinh đến trường”, tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống, về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường... Đặc biệt, tổ chức Đoàn Trung tâm đã giới thiệu cho Chi bộ nhiều đoàn viên ưu tú để theo dõi kết nạp đảng, trong 5 năm qua Trung tâm cử 8 học sinh tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và đã xét kết nạp được 5 đảng viên mới. Đây là một sự đổi mới mang tính bước ngoặt của Chi bộ. Lần đầu tiên Chi bộ Trung tâm có đảng viên là học sinh.

30 năm vững bước trên đường phát triển
30 năm vững bước trên đường phát triển
Sinh hoạt văn hóa văn nghệ - thể dục, thể thao tại trung tâm

Với những kết quả, thành tích đã đạt được trong giai đoạn này, Trung tâm GDNN-GDTX Nông Cống luôn được đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020; Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; Đoàn thanh niên đượcTrung ương Đoàn tặng Bằng khen, được Tỉnh đoàn trao Cờ đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Nhiều cá nhân được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT, Bằng khen của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bằng khen của Trung ương đoàn, bằng khen của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa...

Có thể khẳng định, sau 30 năm xây dựng và phát triển Trung tâm GDNN-GDTX Nông Cống đã có những bước tiến dài với nhiều thành tích trong công tác GDNN-GDTX góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương. Trong thành công đó, luôn có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự cống hiến thầm lặng của các thế hệ thầy cô giáo, nhân viên và học sinh nhà trường.

Tân Thành

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động chào mừng 105 năm ngày truyền thống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Nhiều hoạt động chào mừng 105 năm ngày truyền thống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An đang diễn ra nhiều hoạt động thi đua sôi nổi nhằm lập thành tích chào mừng 105 năm ngày truyền thống Bệnh viện. Một trong những hoạt động nổi bật phải kể đến là Hội nghị Gan Mật Tụy Việt Nam 2023.
Xã Thanh Thịnh với nỗ lực đạt chuẩn Nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Xã Thanh Thịnh với nỗ lực đạt chuẩn Nông thôn mới vào cuối năm 2023.

Đến nay xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành 16/19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Xã phấn đấu đến cuối năm 2023, sẽ hoàn thành các tiêu chí còn lại, để được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Trường Sa - lời yêu thương từ đất liền…

Trường Sa - lời yêu thương từ đất liền…

Đã tròn 1 tháng kể từ ngày tôi xuống tàu tham gia Đoàn công tác số 14 đi thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Dư âm những ngày tác nghiệp trong bối cảnh đặc biết ấy vẫn vẹn nguyên trong tôi, đầy hãnh diện, tự hào. Và tôi, có dịp chia sẻ cảm xúc với một số cán bộ làm công tác Hội NCT địa phương, với các thành viên trong đoàn về Trường Sa thân yêu, về chuyến đi đầy kỉ niệm đó…
Hành trình ý nghĩa, thiết thực tri ân…

Hành trình ý nghĩa, thiết thực tri ân…

Những ngày giữa tháng 7, nắng miền Trung như đổ lửa xuống cây cối, đồng ruộng, mặt đường nhựa, đường bê tông bốc hơi như khói tạt vào da thịt người đi đường… Vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, đoàn công tác của Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT (gọi tắt là Quỹ) do bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc Quỹ đã đến thăm, tặng quà NCT là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình NCT có công với cách mạng tại 6 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Niềm vui nhân ba…

Niềm vui nhân ba…

Một ngày cuối tháng Ba, khi hoa ban trắng, hoa ban tím, đỏ đang nở rực trời Thủ đô, tôi may mắn được theo chân đoàn 30 thành viên CLB Tango Người cao tuổi Times City lên thăm và giao lưu văn nghệ với các cụ ông, cụ bà đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên đức ở cơ sở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Tin khác

Như ngàn hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc

Như ngàn hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc
Ở xã vùng sâu Mường Toong của huyện Mường Nhé xa xôi có ông Khoàng Văn Cớm, dân tộc Thái, cán bộ hưu trí, hội viên Hội NCT. Ông Cớm từng kinh qua các chức vụ quản lí, từng đảm nhiệm cương vị Bí thư Đảng ủy xã. Ông vui lắm khi được về dự Hội nghị biểu dương NCT làm kinh tế giỏi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2022.

Những điều tâm huyết của Bí thư cao tuổi Đặng Văn The

Những điều tâm huyết của Bí thư cao tuổi Đặng Văn The
“Phát huy vai trò NCT tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, thời gian qua, bản thân tôi với vai trò là hội viên NCT, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn luôn tích cực, chủ động phối hợp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự tại khu dân cư góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương”.

Bài 3: Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc sau 60 năm ngày Bác Hồ về thăm

Bài 3: Những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc sau 60 năm ngày Bác Hồ về thăm
Đã 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, Vĩnh Phúc không chỉ quan tâm, tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp thành trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, mà còn không ngừng dành tối đa nguồn lực đầu tư thúc đẩy các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo sự hài hòa cùng phát triển trong cơ cấu kinh tế - đa dạng thu hút đầu tư, hướng tới sự phát triển bền vững.

Bài 2: Nhiều mô hình, cách làm hay từ học tập và làm theo lời Bác

Bài 2: Nhiều mô hình, cách làm hay từ học tập và làm theo lời Bác
Thực hiện lời căn dặn của Bác: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”, 60 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh luôn nêu cao ý chí quyết tâm, đồng lòng, sáng tạo, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”

Bài 1: Bác nói khi về thăm Vĩnh Phúc: “Đồng bào tỉnh ta phải ra sức phấn đấu, quyết đánh thắng giặc hạn, quyết giành vụ Đông Xuân thắng lợi”
Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch nước, Bác đã dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc sự quan tâm đặc biệt. Đó chính là tấm lòng bao dung, độ lượng, thiết tha của Người cha già dân tộc - Người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Đảng ta, Người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có nền độc lập tự do mà bản chất chính là “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều do dân, quyền hành lực lượng đều ở nơi dân”.

Kiến trì ắt được đền đáp - Bí quyết thành công cho bạn trẻ

Kiến trì ắt được đền đáp - Bí quyết thành công cho bạn trẻ
Cuốn sách Kiên trì ắt được đền đáp được nhiều tác giả nổi tiếng chia sẻ kinh nghiệm về những thành công trong cuộc sống, những bài phân tích sâu sắc và thấu đáo sẽ in dấu ấn không bao giờ phai trong tâm trí độc giả. Bởi các tác giả là những người đã từng trải qua thất bại nên biết được giá trị của sự kiên trì trong cuộc sống, bởi cuộc đời càng khắc nghiệt chông gai thì sự kiên trì là sức đề kháng tốt nhất để con người có thể vững bước trên hành trình dài dằng dặc mà cuộc sống đã vạch ra. Cuốn sách là tài liệu quý dành cho độc giả nghiên cứu, nghiền ngẫm để tìm ra cho mình cách để sống và thành công ở nhiều lĩnh vực.

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: Sức bật từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Những ngày cuối năm, chúng tôi lại có dịp về Nông Cống để chứng kiến cảnh đổi thay kỳ diệu của vùng quê chiêm trũng, nơi đây sức sống nông thôn mơí (NTM) đang tràn về; những cây cầu, những con đường rộng nông thôn xanh, sạch, đẹp, những công trình, dự án mới như đang nhân lên niềm tin và hy vọng cho mỗi người dân trong huyện.

Bước qua ngưỡng cửa

Bước qua ngưỡng cửa
Bài 1: Lửng lơ nỗi sợ

Những tấm gương luôn ngời sáng…

Những tấm gương luôn ngời sáng…
Tôi trở lại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ vào một ngày Đông cuối tuần. Trời nắng mà cái lạnh vẫn luẩn quẩn trong nhà, ngoài ngõ. Ai nấy như nặng nề hơn bởi đám quần áo rét dầy cộp. Còn tôi thì lạnh cóng sau chặng đường 90km và xuất phát từ Hà Nội lúc 4 giờ sáng, phải tạt nhanh vào quán ven đường làm bát bún nóng hổi, uống chén trà mới pha và “làm” miếng trầu mới ấm người trở lại…

Nét văn hóa riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt

Nét văn hóa riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt
Mười tám lễ gồm giò chả, trầu cau tri ân 18 đời Vua Hùng; 500 cặp bánh dày tri ân đức Lý Thái Tổ; một cây chả quế dài 4m, đường kính 50cm, nặng 180kg tri ân tổ nghề.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 299/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thanh Hóa các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và dân trong huyện Thọ Xuân đã đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm
Hiện TP Sầm Sơn đang tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm của thành phố; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác GPMB, công tác hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các khu tái định cư; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác GPMB, bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án.

Điểm chuẩn năm 2022 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Điểm chuẩn năm 2022 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM
Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM 2022, Ngày mới Online cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất phục vụ các phụ huynh và các em học sinh…

Từ Tân Ca… đến Phiêng Luông (bài 2)

Từ Tân Ca… đến Phiêng Luông (bài 2)
Bài 2: Những triệu phú cao tuổi ở xã Phiêng Luông

Từ Tân Ca… đến Phiêng Luông

Từ Tân Ca… đến Phiêng Luông
Bài 1: Hoạt động NCT ở bản vùng cao Tân Ca…
Xem thêm
Ra mắt cuốn sách và CLB cùng tên “Trái tim người lính miền Tây"

Ra mắt cuốn sách và CLB cùng tên “Trái tim người lính miền Tây"

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2023) Tổ chức “Trái tim người lính” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB “Mãi mãi tuổi 20”, trang trọng tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách và CLB cùng tên “Trái tim người lính miền Tây” tại TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm Tư vấn và Đào tạo báo chí - truyền thông: Tổ chức khóa học nâng cao kỹ năng viết cho cây viết trẻ

Trung tâm Tư vấn và Đào tạo báo chí - truyền thông: Tổ chức khóa học nâng cao kỹ năng viết cho cây viết trẻ

Nhằm đào tạo các kỹ năng cần thiết trong nghề, nâng cao kỹ năng viết các vấn đề kinh tế/tài chính cho các cây viết trẻ khu vực phía Nam, ngày 21/9/2023, Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Báo chí-Truyền thông (MCTC) và Sài Gòn Today, tổng kết Khóa đào tạo với chủ đề “Nâng cao kỹ năng viết về đề tài kinh tế, tài chính và Phát triển bền vững”.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025.

Quyết định số 41/2023/QĐ-UBND ngày 13/9/2023 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy định nội dung chi, mức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị tiên phong trong dạy tiếng Anh tăng cường tại trường học

Đơn vị tiên phong trong dạy tiếng Anh tăng cường tại trường học

Là một trong những trung tâm tiếng Anh đi đầu trong thực hiện chương trình dạy tiếng anh tăng cường trong trường học.
Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024

Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024

Sáng 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức công bố lịch 6 đợt thi đánh giá tư duy năm 2024 nhằm tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
Món quà ý nghĩa với học sinh mầm non nơi biên giới

Món quà ý nghĩa với học sinh mầm non nơi biên giới

Ngày 16/9, Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes cùng đoàn thiện nguyện phối hợp với UBND xã Nậm Ban tổ chức trao phòng học cho điểm trường Nậm Vạc 2 (trường MN xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
Phiên bản di động